| Hotline: 0983.970.780

Phim mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp ra mắt khán giả

Thứ Năm 09/12/2010 , 17:01 (GMT+7)

Bộ phim truyện "Vượt qua bến Thượng Hải," có nội dung về thời gian hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, do Hãng phim Hội Nhà văn (Vivafilm) sản xuất.

Poster phim "Vượt qua bến Thượng Hải".
Bộ phim truyện "Vượt qua bến Thượng Hải," có nội dung về thời gian hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, do Hãng phim Hội Nhà văn (Vivafilm) sản xuất đã công chiếu ra mắt ngày 9/12 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Hưng - Giám đốc sản xuất Vivafilm cho biết có thể coi đây là phần hai của phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hongkong."

Bộ phim sẽ được chính thức phát hành vào 17/12 tại Trung tâm chiếu phim quốc gia ở Hà Nội và hệ thống rạp Megarstar tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

"Vượt qua bến Thượng Hải" có tên cũ là "Hành trình qua ba bể" do 3 tác giả là Hà Phạm Phú, Lê Ngọc Minh và Giả Phi (Trung Quốc) viết kịch bản, đạo diễn là Triệu Tuấn-Phạm Đông Vũ (Trung Quốc).

Phim nói về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1934 khi Người vừa thoát khỏi vụ án ở Hongkong, đến Thượng Hải để vươn ra với cách mạng quốc tế.

Bộ phim góp phần khẳng định nhân cách, cốt cách lãnh tụ của Nguyễn Ái Quốc ngay từ khi Người còn chưa trở thành lãnh tụ của Việt Nam.

Bộ phim cũng làm nổi bật hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và lực lượng những người yêu nước Việt Nam tại Trung Quốc khi đấu trí với lực lượng cảnh sát vũ trang hùng hậu, trang bị tối tân.

"Vượt qua bến Thượng Hải" đồng thời khẳng định công lao, đóng góp của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam như bà Tống Khánh Linh (Trung Quốc), Valant Cuturie (lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp) đã giúp đỡ đắc lực cho Nguyễn Ái Quốc khi Người bị mật thám Pháp, Quốc dân Đảng Trung Quốc vây bắt ở Thượng Hải...

Phim được quay tại trường quay Hoành Điếm, Thượng Hải của Trung Quốc, ngoại cảnh ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam.

Đạo diễn Triệu Tuấn cho biết bộ phim được quay xong từ tháng 4/2010 nhưng tới nay mới có thể ra mắt được vì phải quay bổ sung một số trường đoạn, xử lý âm thanh, thêm phần thuyết minh tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh.

Tuy bối cảnh chính được quay tại Trung Quốc song các hình ảnh trong phim đều rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Phần âm nhạc với nền chủ đạo là dân ca xứ Nghệ cũng góp phần vào thành công của bộ phim, gây xúc động sâu sắc cho người xem.

Người thể hiện vai Nguyễn Ái Quốc trong phim là diễn viên Minh Hải đã vào vai rất thành công. Đây là lần thứ hai anh được vinh dự đóng vai Bác Hồ.

Diễn viên Minh Hải cho biết để thể hiện tốt hình tượng Nguyễn Ái Quốc trong phim, anh đã tìm tòi rất nhiều tư liệu về Người, cố gắng tìm cách thể hiện tốt nhất, không giống với các diễn viên đã từng đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Điều đặc biệt là diễn viên Minh Hải cũng là người con của huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí (11 tỷ đồng) để làm phim "Vượt qua bến Thượng Hải", 30% là Vivafilm vận động theo phương thức xã hội hóa.

Sau "Vượt qua bến Thượng Hải," Vivafilm đã khởi động sản xuất hai bộ phim về đề tài lịch sử cách mạng để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 năm 2011, là "Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ" và "Chi bộ bí mật".

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm