| Hotline: 0983.970.780

Phim tài liệu chủ đề nóng

Thứ Ba 09/06/2015 , 06:20 (GMT+7)

Liên hoan phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần 7 sẽ diễn ra vào ngày 10/6 tới thu hút nhiều sự quan tâm của giới mộ điệu bởi những chủ đề chính trị - xã hội nóng bỏng.

Bộ phim với chủ đề thời sự “Trường Sa - Việt Nam” được vinh dự chọn chiếu tại lễ khai mạc năm nay, mở đầu cho hàng loạt những bộ phim tài liệu có tính thời sự cao.

Đề tài chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là mối quan tâm của các nhà làm phim trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những bộ phim này thường có ít cơ hội để đến với khán giả quốc tế mà chỉ quẩn quanh nội địa. Do đó, liên hoan lần này được các nhà làm phim xem là cơ hội “vàng” để khẳng định chủ quyền đất nước với khán giả quốc tế bằng điện ảnh.

“Trường Sa - Việt Nam”, một sản phẩm chung của bộ đôi đạo diễn gạo cội Trần Tuấn Hiệp và Nguyễn Quang Tuấn đã gây tiếng vang mạnh mẽ ngay từ khi công bố kịch bản.

“Trường Sa - Việt Nam” gồm 2 tập với độ dài 67 phút với cái nhìn khái quát về quần đảo Trường Sa trong lịch sử phát triển của đất nước, đồng thời khẳng định chủ quyền thiêng liêng cũng như quyết tâm xây dựng và bảo vệ biển đảo - phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc.

“Chúng tôi muốn làm một bộ phim không chỉ cho công chúng Việt Nam mà còn cho những bạn bè quốc tế của Việt Nam hiểu thêm về Trường Sa. Một bộ phim không chỉ có tư liệu, cứ liệu mà còn là tình yêu của những nhà làm phim dành cho Trường Sa.

Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và Nguyễn Quang Tuấn vốn nổi tiếng về phim chủ quyền biển đảo Việt Nam, vì thế bộ phim là những hình ảnh đẹp, hấp dẫn và ý nghĩa nhất về Trường Sa đã được chọn lọc. Tôi tin bộ phim sẽ chinh phục được cả những khán giả khó tính nhất”, bà Phạm Thị Tuyết, Tổng Giám đốc Hãng phim Tài liệu - Khoa học Trung ương, chia sẻ.

Liên hoan phim Tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần 7 sẽ diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh từ ngày 10 - 20/6. 10 bộ phim Việt Nam sẽ được chiếu song song cùng các phim của Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Israel, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ. Ngoài ra, sẽ có các buổi chiếu đặc biệt dành cho các bộ phim của các nhà làm phim Đông Nam Á: Campuchia, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Lào và Thái Lan.

Bên cạnh “Trường Sa - Việt Nam”, bộ phim “Chốn quê” (kịch bản và đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung) từng đoạt giải “Phim tài liệu hay nhất” tại Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 46 ở Indonesia cũng sẽ tranh tài tại Liên hoan này. Bộ phim này đề cập các vấn đề của nông thôn và đời sống người nông dân trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Chia sẻ về bộ phim, đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung gọi tác phẩm của mình là “sự hoài niệm”.

“Nông thôn đang ít dần trong từng thước phim tài liệu, trong khi đây lại là chủ đề gây nhiều ám ảnh. Tôi muốn mang một nông thôn thực tại, một nông thôn nhiều mảnh ghép khác nhau lên màn ảnh. Để không chỉ chúng ta nhìn nhận lại mà cả khán giả quốc tế sẽ được nhìn thấy những hình ảnh thực nhất về nông thôn Việt Nam đang quay cuồng giữa “cơn bão” đô thị hóa”, đạo diễn “Chốn quê” chia sẻ về bộ phim.

Cùng chung ý tưởng về chủ đề nông thôn, là bộ phim “Nghèo đa chiều ở Đồng Mậm”. Đây là tác phẩm điện ảnh cung cấp cái nhìn toàn cảnh về công cuộc xoá đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.

Xuyên suốt mạch phim là những câu chuyện về sự vươn lên thoát nghèo bằng sức lực và ý chí của người nông dân Việt Nam. Từng thước phim là hành trình tiến tới bốn chữ “thoát nghèo bền vững” mà người nông dân vẫn đang loay hoay trong “vòng tròn của chính mình”.

Một bộ phim tài liệu Việt cũng hứa hẹn nhận được sự chú ý của công chúng trong Liên hoan phim lần này là “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” (đạo diễn Trần Văn Thủy). Bộ phim này đã giành giải thưởng “Phim ngắn hay nhất” tại Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan (1999), giải Bông sen bạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 12.

Phim đưa khán giả khắc khoải với ký ức buồn khi gợi nhắc về vụ thảm sát người dân vô tội xảy ra tại Sơn Mỹ vào ngày 16/3/1968 của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, nội dung phim đã truyền đi thông điệp về sự hy vọng và chuộc lỗi của người Mỹ, trong khi đó Việt Nam khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, đến những sự hợp tác quốc tế tốt đẹp.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm