Ngày 21/12, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (GCT-VN) phối hợp Văn phòng bảo hộ GCT-VN (Cục Trồng trọt) tổ chức hội nghị phổ biến Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) và bảo hộ GCT ở ĐBSCL.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, phát biểu tại hội nghị
Vừa qua, sau khi có một số ý kiến việc bảo hộ bản quyền GCT về giống lúa thuần đang SX trong vùng, đại diện lãnh đạo các trung tâm giống nông nghiệp vùng ĐBSCL, các DN, HTX và cơ sở SX kinh doanh GCT đến tham dự hội nghị nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng bảo hộ GCT-VN, một số nội dung trọng tâm về khung pháp lý; đồng thời đóng góp ý kiến giúp cho nhà quản lý và Hiệp hội Thương mại GCT VN thực thi tốt quyền SHTT và bảo hộ GCT ở nước ta.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN (VSTA), cho biết: Từ năm 2008 Luật SHTT được Quốc hội ban hành.
Nước ta đã tham gia vào công ước UPOV (Công ước quốc tế về bảo hộ GCT - hiện có 74 quốc gia thành viên) đến 2017 tròn 10 năm. Khi tham gia công ước, vấn đề SHTT và bảo hộ GCT ở nước ta tuân thủ theo thông lệ quốc tế về Luật bản quyền và SHTT, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO và hội nhập thế giới.
Giống lúa thuần OM được nông dân ĐBSCL chọn SX
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số vấn đề SHTT và bảo hộ GCT. Trong những năm gần đây ở các tỉnh khu vực phía Bắc thực hiện quyền bảo hộ GCT đang đi dần vào nề nếp.
Tuy nhiên đối với một số địa phương ở các tỉnh phía Nam việc thực hiện quyền bảo hộ GCT còn khá dễ dãi.
Đặc biệt ĐBSCL là vùng SX nông nghiệp trọng điểm cả nước, chiếm 90% sản lượng lương thực và XK lúa gạo. Một số giống dù được công nhận quyền SHTT được bảo hộ thì ngoài thị trường vẫn còn hiện tượng SX kinh doanh SX tự do.
Theo Văn phòng Bảo hộ GCT VN, kể từ năm 2004-2005 nước ta mới có 7 đơn/năm của các đơn vị, cá nhân đăng ký bảo hộ GCT. Nhưng từ năm 2007 số đơn đăng ký tăng nhanh, đến nay có tổng cộng 708 đơn đăng ký, riêng 2016 có 190 đơn đăng ký. Nếu như lúc đầu các đơn vị, cá nhân đăng ký bản quyền các giống lúa, ngô thì đến nay có nhiều giống rau, hoa… góp phần nâng cao giá trị nông phẩm và thực hiện tái cơ cấu SX nông nghiệp.
Quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị, Cục Trồng trọt đã triển khai một số điểm về khung pháp lý bảo hộ GCT; hướng dẫn thủ tục hành chính trong đăng ký bảo hộ GCT; thông tin về danh mục GCT được bảo hộ quyền tác giả ở nước ta từ năm 2007 đến 2015 và ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, giải đáp những thắc mắc của các đơn vị DN, trung tâm SX kinh doanh giống nông nghiệp các tỉnh trong vùng.
Ông Phan Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm giống nông nghiệp Bạc Liêu: Có thể thấy vừa qua quy trình công nhận giống quá dài (có thể bỏ bớt khâu khảo nghiệm được không), giảm diện tích SX thử. Thời gian công nhận quá dài, ví dụ ở ĐBSCL, có giống chịu mặn, phèn, thích ứng BĐKH nếu mà chờ tới lúc được công nhận, cho đem ra SX thì Bạc Liêu sẽ khó tìm có giống thích ứng kịp thời. Đề xuất xây dựng bộ quy chuẩn đồng nhất (Cục Trồng trọt quy định như vậy, thanh tra thì có khái niệm khác, điển hình về “chỉ tiêu hạt lúa cỏ”); quy chuẩn hợp quy cũng nên xem lại tính đồng nhất. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả; bảo hộ tập thể; về bản quyền trong nghiên cứu giống ở Viện lúa kinh phí nhà nước, nhưng khi được công nhận rồi thì bán độc quyền cho DN, như vậy có hợp lý không? |