| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng chỉ ra thời cơ lớn cho ngành chăn nuôi

Thứ Ba 15/09/2020 , 11:26 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại nhiều bất cập song cũng đứng trước nhiều thời cơ, vận hội.

Phó Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, định hướng năm 2040. Ảnh: Lê Bền.

Phó Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, định hướng năm 2040. Ảnh: Lê Bền.

Năng lực cạnh tranh còn yếu

Tại Hội nghị lấy ý kiến về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, định hướng năm 2040 hôm nay (15/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng bên cạnh những chuyển biến, đóng góp quan trọng cho đất nước trong giai đoạn qua, ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại nhiều bất cập...

Tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình vẫn còn cao. Bên cạnh nhiều mặt tốt, điều này cũng khiến khâu kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, chất lượng, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp…Khâu quản lí dịch bệnh, quản lí môi trường trong chăn nuôi vẫn còn nhiều tồn tại nhức nhối. Nơi nào chăn nuôi phát triển thì thường đi kèm với việc nơi ấy ô nhiễm.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi nước ta nhìn chung còn yếu, trong bối cảnh cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao trên thị trường quốc tế. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của ngành chăn nuôi mặc dù đã có, nhưng khâu thực hiện vẫn còn chưa triệt để, khiến ngành chăn nuôi vẫn còn tự phát, chạy theo phong trào. Điều này khiến cung - cầu về sản phẩm chăn nuôi thiếu ổn định, lúc thừa, lúc thiếu.

Điển hình cho tình trạng này đó là mặt hàng thịt lợn những năm gần đây liên tục biến động, có lúc dư thừa, Chính phủ phải kêu gọi “giải cứu” thịt lợn năm 2017, nhưng có lúc lại thiệt hại vì dịch bệnh, khan hiếm thịt lợn khiến giá thịt lợn quá cao suốt từ cuối năm 2019 đến nay, khiến Chính phủ phải kêu gọi giảm giá thịt lợn, mà nguyên nhân chính vẫn là mất cân đối về cung cầu, cung cầu bị lệch pha…

Thời cơ, vận hội lớn

Mặc dù vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đánh giá ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều thời cơ và vận hội lớn. Trong đó, chủ trương phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, toàn diện luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm. Luật Chăn nuôi đã được thông qua và có hiệu lực… Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường trong nước và quốc tế đang ngày càng tăng cao, nhất là các quốc gia sẽ có nhu cầu lớn, ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, cơ hội của ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn lớn và có triển vọng lớn hướng tới xuất khẩu… Đây là những nền móng quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển trong giai đoạn tới.

Vì vậy, việc Bộ NN-PTNT xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 là yêu cầu cấp thiết để ngành chăn nuôi có định hướng, cơ sở phát triển.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã được Bộ NN-PNT tiến hành xây dựng chặt chẽ, có chất lượng, trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học…

Trên cơ sở các ý kiến của các bộ ngành, địa phương, các đại biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để trình Chính phủ thông qua trong thời gian tới.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.