| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa thu đông

Thứ Tư 20/10/2010 , 10:01 (GMT+7)

Lúa vụ thu đông là nguồn cung cấp giống cho vụ ĐX nên chất lượng cần phải đưa lên hàng đầu.

Sản xuất lúa thu đông gặp phải nhiều rủi ro như phải xuống giống trong điều kiện mưa bão, canh tác liền vụ nên không có thời gian cho đất nghỉ, rơm rạ chưa phân hủy hết nên dễ bị ngộ độc hữu cơ, nhiều ốc bươu vàng, nguy cơ rầy nâu, rầy lưng trắng bùng phát giai đoạn mạ. Tuy năng suất của vụ TĐ không cao như ĐX nhưng phần lớn bán được giá nên nông dân vẫn có lời, nhiều lúc tương đương vụ ĐX.

Để quản lý sâu bệnh tốt, nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị XK gạo của chúng ta trên thế giới đồng thời giảm chi phí sản xuất lúa, tăng lợi nhuận cho nhà nông nên trồng lúa vụ thu đông an toàn, theo tinh thần VietGAP, cần áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp, 1 phải 5 giảm như:

- Chỉ gieo sạ ở những vùng có đê bao vững chắc, có khả năng tiêu úng tốt, trên những vùng đất không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

- Phải có hệ thống kênh mương tốt đảm bảo việc tưới, tiêu thoát nước chủ động.

- Để hạn chế ngộ độc hữu cơ xảy ra và cắt đứt nguồn lan truyền sâu bệnh từ vụ hè thu sang, cần cắt sát gốc rạ loại bỏ bớt phần thân lá khi thu hoạch, vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, cày vùi rạ, rải chế phẩm sinh học Vi-ĐK giúp phân hủy rơm kết hợp bón thêm vôi để hạ phèn. Sau 2 tuần bắt đầu tiến hành cày trục, san bằng mặt ruộng chuẩn bị gieo sạ.

- Chọn các giống lúa thuần, xác nhận, nảy mầm tốt, kháng sâu bệnh, cứng cây, khó bị đổ ngã.

- Tuân thủ lịch xuống giống tập trung né rầy của ngành nông nghiệp khuyến cáo, áp dụng phương pháp sạ hàng với mật độ gieo sạ từ 80 – 100kg/ha. Hạt giống khi gieo sạ cần được khử nấm bệnh và loại bỏ lửng lép bằng việc dùng nước muối 15%.

- Tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà có chế độ quản lý nước trong ruộng tốt vừa tiết kiệm được nước đồng thời khống chế phần nào các dịch hại như cỏ dại, sâu bệnh…

- Sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón dư đạm vì làm cho cây lúa bị lốp dễ gây đổ ngã đồng thời nhiễm các bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá… Tăng cường việc sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống ủ đúng phương pháp, phân khoáng hữu cơ, phân hữu cơ sinh học...

- Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện có sâu bệnh, ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công như bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng hay dùng rào chà tướp lá diệt sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột, đào rãnh nước trũng để gom bắt ốc bươu vàng. Đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Tuy nhiên khi mật độ sâu bệnh gây hại vượt quá ngưỡng cần đến thuốc BVTV phải sử dụng các thuốc trong danh mục, ưu tiên dùng các thuốc có nguồn gốc sinh học hoặc các thuốc có phổ hẹp, để phòng trừ, vừa bảo vệ được cây lúa vừa không ảnh hưởng đến thiên địch. Khi mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng 3 con/tép phun thuốc đặc trị rầy như Viappla 25BTN, hoặc Vithoxam 350SC để phun. Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học Vibamec 1.8-3.9-5.5 EC Vimatox 1.9 EC phòng trừ sâu cuốn lá, nhện gié.

Trong vụ này vẫn có thể gặp bệnh đạo ôn cổ bông thì nên dùng thuốc đặc hiệu Fujione 40EC phòng trừ bệnh, có thể kết hợp Vixazol 275SC phòng bệnh lem lép hạt. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông hay bệnh lem lép hạt nên phun phòng trước và sau khi lúa trỗ. Khi sử dụng thuốc phải áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng, có sổ tay theo dõi lịch phun thuốc trong đó ghi rõ ngày phun, tên thuốc sử dụng của công ty nào, đối tượng, liều lượng. Bao bì sau khi dùng được gom bỏ ở một góc ruộng rồi đốt.

Xem thêm
Hải Dương thiệt hại thủy sản khoảng 600 tỷ đồng

Đoàn công tác của Cục Thủy sản phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương trực tiếp thị sát tình hình của người dân tại các điểm nuôi cá lồng thuộc địa bàn TP Chí Linh.

Chỉ rõ những bất cập trong công tác chống khai thác IUU tại Thừa Thiên - Huế

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phải nhìn thẳng sự thật, thẳng thắn chỉ rõ những bất cập, tồn tại trong thực hiện công tác chống khai thác IUU để tập trung khắc phục. 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tính minh bạch của sản phẩm thủy sản

84,6% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Con số này vượt xa mức trung bình toàn cầu là 71%.

'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' đến với Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương có biển thứ 16 mà Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.