| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phòng ngừa và xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Thứ Năm 19/09/2024 , 12:04 (GMT+7)

ĐBSCL Nấm đồng tiền xuất hiện làm giảm chất lượng nước, sức khỏe tôm gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của hệ sinh thái, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất.

Nấm đồng tiền bám trong nhá (vó) thức ăn. Ảnh: Gia Phú.

Nấm đồng tiền bám trong nhá (vó) thức ăn. Ảnh: Gia Phú.

Nấm đồng tiền là gì?

Nấm đồng tiền là một loại địa y, có mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp (tảo). Nấm thường bám vào bạt bờ và vật dụng ao nuôi như nhá, dây oxy, can, phao…

Nguyên nhân xuất hiện

Khi ao cải tạo không kỹ, khi nước trong hoặc sụp tảo, khi hàm lượng chất hữu cơ trong ao cao là điều kiện cho nấm phát triển. Nấm đồng tiền cũng thường xuất hiện trở lại ở những ao đã từng bị vụ trước đó. Ban đầu, nấm nhỏ, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm đồng tiền sẽ to lên (tùy vào kích thước có nơi gọi là nấm chân chó, có nơi gọi là nấm chân voi) và lây lan rất nhanh.

Tác hại của nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền có mùi tanh, hấp dẫn tôm. Khi tôm ăn phải, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường ruột. Nấm phát triển hình thành tổ, là nơi cư trú của vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi bào tử, làm tăng tỷ lệ dịch bệnh ở khu vực nuôi.

Nấm xuất hiện làm cho việc quản lý chất lượng nước, sức khỏe tôm gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của hệ sinh thái, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và vi sinh.

Bệnh do nấm rất khó điều trị vì chứa độc tố cao, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn cho người nuôi tôm. Nên giải pháp phòng ngừa là cần ưu tiên đưa lên hàng đầu.

Giải pháp phòng ngừa

Trước tiên phơi ao thật khô, chà rửa sạch bạt sau đó dùng vôi nóng CaO hòa với nước nâng pH lên cao, lấy dung dịch này xịt bạt (hoặc tạt). Thực hiện phơi ao 2-3 ngày, rửa lại bằng nước ngọt, phơi thêm 5-7 ngày.

Giải pháp phòng ngừa bằng sản phẩm chuyên biệt SAPOL. Ảnh: Gia Phú.

Giải pháp phòng ngừa bằng sản phẩm chuyên biệt SAPOL. Ảnh: Gia Phú.

Thiết bị, dụng cụ như dây oxy, nhá, can… cũng nên ngâm hoặc xịt bằng dung dịch vôi này. Dùng các chất chuyên biệt về nấm để xử lý và ngăn ngừa từ khâu cải tạo ao trước khi tiến hành thả giống xuống nuôi.

Giải pháp xử lý 

Việc phát hiện sớm nấm đồng tiền xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ giúp cho người nuôi việc xử lý hiệu quả hơn. Đặc biệt lưu ý, không nên chà bạt, điều này làm phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khiến tôm ăn phải. Cắt giảm bớt thức ăn, tăng cường men vi sinh đường ruột. Luôn chú trọng thường xuyên nâng màu nước ao nuôi lên (đối với những ao nước trong hoặc sụp tảo) để hạn chế nấm quang hợp. Tăng cường vi sinh xử lý để cải thiện chất lượng nước và ức chế nấm phát triển.

Sử dụng sản phẩm chuyên biệt SAPOL để xử lý: dùng 1 lít/1.000m3 nước, 1-3 lần (tùy vào mức độ phát triển của nấm), dùng cách 1-2 ngày/lần. 

SAPOL đã được ứng dụng rộng rãi và áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi thực tiễn ở nhiều hộ nuôi tôm tại ĐBSCL và miền Trung. Ảnh: Gia Phú.

SAPOL đã được ứng dụng rộng rãi và áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi thực tiễn ở nhiều hộ nuôi tôm tại ĐBSCL và miền Trung. Ảnh: Gia Phú.

SAPOL chứa hoạt chất đặc trị vi nấm phổ rộng với hàm lượng cao, hoạt tính mạnh và độc tính thấp. Được châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam cho phép sử dụng trị bệnh cho tôm, cá từ năm 2011 và không quy định giới hạn về dư lượng. Hoạt chất không gây ung thư và an toàn.

Thay thế hiệu quả các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản (Malachite green, Trifluralin…) trong công tác phòng trị bệnh. Đặc biệt sản phẩm SAPOL không để lại dư lượng trên tôm nuôi và trong ao. Không ảnh hưởng đến thông số môi trường khác trong ao nuôi. Dùng an toàn từ tôm Post.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.