| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ làm chủ ruộng đồng

Thứ Hai 29/10/2018 , 15:50 (GMT+7)

Nhờ dự án “Nâng cao năng lực phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp” (FLOW) do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ, phụ nữ tỉnh này đã làm chủ được ruộng vườn với những TBKT tiên tiến...

14-55-22_2
Ông Đào Văn Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định phát biểu tại Hội nghị sơ kết Dự án FLOW năm 2018

Bình Định là tỉnh có đến 131.235ha đất nông nghiệp, trong đó có 54.508ha đất trồng lúa. Trong thời gian gần đây, lao động làm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này mất cân đối trầm trọng, đàn ông, thanh niên dồn hết về thành phố kiếm việc làm, ruộng vườn giao hết cho phụ nữ và người già.

Nhờ dự án “Nâng cao năng lực phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp” (FLOW) do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ, phụ nữ tỉnh này đã làm chủ được ruộng vườn với những TBKT tiên tiến làm tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí, nâng cao thu nhập.

Được thụ hưởng dự án, chị em phụ nữ đã giỏi việc đồng áng, phần việc mà trước đây do những ông chồng đảm nhiệm. Không chỉ vậy, được tiếp cận với những TBKT trong canh tác do dự án chuyển giao, nên thu nhập từ những thửa ruộng, khoảnh vườn đã tăng cao hơn so với trước đây.

“Sau khi UBND tỉnh Bình Định ký kết Thỏa thuận hợp tác với SNV vào cuối năm 2016 về thực hiện dự án FLOW, Sở NN-PTNT tỉnh đã giao cho Trung tâm Khuyến nông phối hợp với SNV thực hiện các nội dung liên quan về phát triển SXNN. Qua 2 năm thực hiện dự án, trình độ canh tác của phụ nữ đã được nâng cao thấy rõ”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, nhận xét.

Theo bà Trân, trong năm 2018, dự án FLOW đã thực hiện tại Bình Định 2 mô hình: Thâm canh lúa cải tiến SRI và thâm canh cây dừa. Vụ ĐX 2017 – 2018, có 4 cánh đồng trình diễn mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI với diện tích 180ha, 1.025 hộ tham gia, trong đó có 878 phụ nữ, được thực hiện tại các HTXNN Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn), HTXNN Phước Hưng (huyện Tuy Phước) và HTXNN Thượng Giang (huyện Tây Sơn), mỗi HTX triển khai 30ha.

Bước sang vụ HT 2018, dự án tiếp tục triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI với diện tích 200ha tại 4 cánh đồng trình diễn với 1.125 hộ tham gia, trong đó có 973 phụ nữ tại 4 HTXNN Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn), HTXNN Phước Hưng và HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước), HTXNN Thượng Giang (huyện Tây Sơn), mỗi HTX thực hiện 50ha.

Ngoài ra, dự án còn triển khai mô hình thâm canh cây dừa được thực hiện tại các thôn: Ngọc An Đông, Ngọc An Tây, Ngọc An Trung và Bình Phú thuộc HTXNN Ngọc An (huyện Hoài Nhơn) trên quy mô 4.000 cây dừa, 200 hộ tham gia, trong đó có 150 phụ nữ. Dự án thực hiện trên giống dừa ta trong giai đoạn kinh doanh.

Kết quả cho thấy, đối với mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI đã giảm được lượng giống gieo sạ 35,7 kg/ha, nhờ áp dụng tưới ướt khô xen kẽ nên số lần tưới/vụ cũng được giảm xuống còn 9 lần tưới/vụ, trong khi đó trước đây bà con tưới hơn 10 lần/vụ. Mô hình SRI áp dụng trong những CĐML đã chuyển giao TBKT đến với nhiều phụ nữ áp dụng vào SX đại trà; giúp nông dân nâng cao trình độ thâm canh cây lúa, ý thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV, phân hóa học, giảm tích tụ hóa chất độc hại trong nông sản; áp dụng tưới hợp lý để tiết kiệm nguồn nước, giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

14-55-22_1
Phụ nữ HTXNN Phước Hưng (huyện Tuy Phước) làm chủ những cánh đồng áp dụng TBKT trong canh tác

“Chi phí thuốc BVTV trong mô hình giảm được 727.500 đồng/ha, phân bón giảm 1.053.800 đồng/ha nhưng năng suất tăng 2,1 tạ/ha so với ruộng ngoài mô hình. Lợi nhuận đạt gần 24,5 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình hơn 4,5 triệu đồng/ha”, ông Lê Quang Tình, Phó phòng Khuyến nông thuộc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, cho hay.

Mô hình thâm canh dừa cũng mang lại hiệu quả không kém. Nhờ ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, trong đó có bón phân 4 đúng “đúng lúc, đúng loại, đúng lượng, đúng cách”, năng suất dừa trong mô hình đạt 65 quả/cây/năm, tăng 20 quả/cây/năm so dừa ngoài mô hình. Sản lượng tăng 5.540 quả/ha/năm nên thu nhập tăng được 26,7 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận tăng hơn 16,5 triệu đồng/ha/năm so dừa canh tác theo truyền thống.

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, đánh giá: “Qua thời gian tham gia mô hình FLOW, hàng ngàn thôn nữ đã nắm bắt được kỹ thuật canh tác tiên tiến, có thể làm chủ được ruộng vườn mà không cần đến các ông chồng. Thực tế này đã giải quyết phần nào sự mất cân đối về lao động nông thôn, đồng thời phát huy được vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế nông nghiệp”.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm