| Hotline: 0983.970.780

Phúc kiểm đến sạp bán thịt

Thứ Ba 02/04/2019 , 08:46 (GMT+7)

Không phải bây giờ xuất hiện thông tin lợn bị dịch tả Châu Phi (ASF) ngành chức năng TX. Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh mới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thú y.

Trắng đêm canh lò mổ

Phải thừa nhận một thực tế cơn “bão” tẩy chay thịt lợn không chỉ xuất hiện ở một số bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, trường học mà con len lỏi đến không ít hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

17-11-58_1
Công tác phúc kiểm tại chợ TX Hồng Lĩnh được cán bộ thú y thực hiện từ 4h sáng đến 10h trưa hàng ngày

Việc người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn đã đẩy người chăn nuôi lâm vào tình thế “sống dở chết dở”, bên cạnh đó hàng loạt lò giết mổ thập trung cùng các cơ sở kinh doanh thịt lợn mất việc làm, sa sút kinh tế.

Tuy nhiên, giữa vòng luẩn quẩn do tác động tiêu cực của ASF, những giải pháp mà cán bộ Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi (viết tắt là Trung tâm ứng dụng) TX Hồng Lĩnh đã và đang triển khai được xem là điểm sáng, tạo lập niềm tin cho người tiêu dùng an tâm quay lại sử dụng thịt lợn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Năm 2012, nhân lực của Trạm thú y TX. Hồng Lĩnh được phân cấp từ Chi cục Thú y tỉnh về giao TX quản lý và hợp nhất vào Trung tâm ứng dụng. Lúc bấy giờ cán bộ chuyên trách có 4 biên chế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý giết mổ, giám sát dịch bệnh, Trung tâm này hợp đồng thêm 3 lao động chuyên ngành thú y để “cắm” tại lò giết mổ gia súc tập trung và 3 chợ đầu mối trên địa bàn.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm, tất cả các địa phương đều hiểu rõ ở đâu đông nhân lực thì ở đó công tác kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh được hạn chế nhưng vấn đề khó khăn là lấy chi phí đâu để trả lương cho lao động hợp đồng? Bài toán tưởng chừng như rất khó này lại được Trung tâm ứng dụng TX. Hồng Lĩnh giải quyết một cách gọn ghẽ.

“Một năm chúng tôi thu bình quân hơn 120 triệu đồng tiền phí kiểm soát giết mổ tập trung. Đây chính là nguồn trả lương cho lao động hợp đồng. Và để thu được chừng ấy tiền thì cán bộ chuyên môn phải giám sát thật chặt chẽ gia súc đưa vào lò mổ. Kiểm soát giết mổ chặt đồng nghĩa thực phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ đảm bảo ATVSTP”, ông Giáp nhấn mạnh.

17-11-58_2
Tất cả sản phẩm thịt trước khi vào cổng chợ Hồng Lĩnh đề phải có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y

Cũng theo ông Giáp, không phải bây giờ ASF đe dọa ngành chăn nuôi lực lượng chức năng TX Hồng Lĩnh mới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. Từ gần chục năm trước, mỗi một miếng thịt lợn, xương lợn đem ra bày bán tại chợ, các điểm kinh doanh trên địa bàn TX đều được cán bộ thú y phúc kiểm ngay tại sạp.

Cụ thể, vào buổi chiều có một cán bộ kiểm tra nguồn gốc gia súc sống trước khi đưa vào lò mổ. Đến khoảng 19h, một cán bộ khác thay ca, trắng đêm “canh” tại lò để giám sát hoạt động trong và sau khi giết mổ. Đặc biệt, để đảm bảo 100% sản phẩm thịt bày bán tại các chợ, các điểm kinh doanh đảm bảo ATVSTP, khoảng 4-4h30 sáng cán bộ thú y sẽ phúc kiểm từ nguồn gốc xuất xứ cho đến dấu kiểm kiểm dịch, biên lai thu phí kiểm soát giết mổ và cả chất lượng sản phẩm thịt. Trường hợp phát hiện bất thường kiên quyết không cho bày bán, kinh doanh.

“Kiểm soát giết mổ là một nghề đặc thù nên thời gian làm việc của chúng tôi chủ yếu là ban đêm. Đối với cán bộ trực tại lò mổ thường làm việc từ 00h (đối với ngày lễ, tết) và 2 - 3h (đối với ngày thường) cho đến sáng. Còn trực phúc kiểm tại chợ và điểm kinh doanh thịt trong khu dân cư thì bắt đầu từ 4h sáng đến 10h trưa”, chị Lê Thị Thu, cán bộ Thú y TX.Hồng Lĩnh nói.

17-11-58_3
Lò giết mổ gia súc tập trung được vệ sinh và phun tiêu độc khử trùng hàng ngày

Ông Nguyễn Văn Giáp khẳng định, việc “chốt” lực lượng phúc kiểm tại chợ và lò mổ là một giải pháp phòng chống dịch bệnh, quản lý ATVSTP rất hiệu quả. Điều này đã được minh chứng bằng những ví dụ cụ thể như vụ “chặn” 14 con lợn bị bệnh LMLM trước khi đưa vào lò mổ vào cuối tháng 12/2018 hay vụ phát hiện một số lô thịt bày bán trên chợ có biểu hiệu làm giả dấu kiểm dịch, không có dấu kiểm dịch, kịp thời truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn không cho bày bán trên thị trường…
 

Dân đã ăn thịt lợn trở lại

Sáng 4/1, sau khi khảo sát một vòng tại chợ TX. Hồng Lĩnh, hầu hết chủ các sạp bán thịt đều vui mừng cho biết: “Dân đã ăn thịt lợn trở lại”. Chị Bùi Thị Xuân, chủ một sạp thịt nói: “Khoảng hơn một tuần trước tôi phải nghỉ bán vì không ai ăn thịt lợn. Nhưng mấy hôm nay bình quân mỗi ngày tôi bán được trên dưới 10kg thịt và xương”.

Số liệu thống kê tại lò giết mổ gia súc tập trung TX. Hồng Lĩnh cũng cho thấy, việc tiêu thụ thịt lợn đang khởi sắc từng ngày. Theo đó, số lợn giết mổ từ 10 con/ngày (ngày 20/3) nay tăng lên trên dưới 20 con/ngày.

17-11-58_4
Số liệu thống kê cho thấy sản lượng lợn đưa vào giết mổ đang tăng lên từng ngày

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh cho hay, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền cộng với việc tăng cường phòng chống dịch, trong đó chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc nên tâm lý người dân đã phần nào an tâm hơn về sản phẩm thịt lợn bày bán trên thị trường. Hiện sản lượng thịt tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đến thời điểm này, Hà Tĩnh vẫn đang “phòng thủ” khá vững chắc, trên địa bàn chưa phát hiện lợn bị bệnh ASF.

Thiết lập đường dây nóng

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân công, thời gian vừa qua, cán bộ thú y Trung tâm ứng dụng còn “bao” luôn công việc của thú y phường, xã trong việc giám sát các điểm kinh doanh, buôn bán thịt lợn trong khu dân cư, dọc các tuyến đường.

Đồng thời, cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho tổ trưởng các tổ dân phố; các cơ sở kinh doanh chấp hành quy định pháp luật nhằm tăng cường vai trò giám sát cộng đồng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hộ giết mổ gia súc “chui”, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo ATVSTP.

Được biết, thông qua đường dây nóng này một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, thit bò vi phạm quy định an toàn vệ sinh thú y, ATVSTP ở phường Nam Hồng, TX.Hồng Lĩnh đã được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm