| Hotline: 0983.970.780

Phụng Hiệp cấp mã số vùng trồng đưa nông sản vươn xa

Thứ Hai 12/06/2023 , 14:42 (GMT+7)

Hậu Giang Huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hiện có 15 mã số vùng trồng được cấp để xuất sang Trung Quốc, 2 mã số xuất sang Châu Âu và gửi 6 hồ sơ đang chờ cấp mới.

Ông Lê Như Lê, Phó chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Lê Như Lê, Phó chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp. Ảnh: Hồ Thảo.

Phụng Hiệp hiện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh Hậu Giang với gần 40.000ha. Trong đó gần 10.000ha cây ăn trái, hơn 4.000ha thủy sản và gần 900 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Để rõ hơn mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp với những đường hướng chiến lược, NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Như Lê, Phó chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp.

Thưa ông, thực hiện Nghị quyết về “Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch”, huyện Phụng Hiệp đã củng cố nâng chất 11 loại nông sản, trái cây và 5 loài thủy sản để kết hợp phát triển du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái. Xin ông cho biết mục tiêu phát triển loại hình du lịch độc đáo này?

Phụng Hiệp đang phối hợp với tỉnh quy hoạch và triển khai thực hiện các khu du lịch như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu Du lịch Mùa Xuân, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Tượng đài Tây Đô, Cây di sản Việt Nam (Lộc vừng, xã Long Thạnh), làng nghề, HTX, tổ hợp tác (gọi tắt là THT), trang trại có sản phẩm OCOP... Trọng tâm là phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa, các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn để khách tham quan, trải nghiệm cũng như xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp ở nông thôn.

Bên cạnh đó huyện đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên tuyến vào khu du lịch Mùa Xuân, khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, các điểm di tích lịch sử văn hóa trở thành một tour du lịch trải nghiệm trên địa bàn huyện. Mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các loại hình dịch vụ, du lịch. Theo đó huyện đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách về bồi hoàn, giải phóng mặt bằng, chủ động quỹ đất để thu hút đầu tư hướng đến phát triển dịch vụ, du lịch.

Huyện Phụng Hiệp đang xây dựng mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ quanh các ruộng lúa, tạo cảnh quan đẹp, hướng đến du lịch sinh thái trên đồng ruộng. Ảnh: Hồ Thảo.

Huyện Phụng Hiệp đang xây dựng mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ quanh các ruộng lúa, tạo cảnh quan đẹp, hướng đến du lịch sinh thái trên đồng ruộng. Ảnh: Hồ Thảo.

Phụng Hiệp hiện có hơn 1.000 mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Huyện đã vận động khoảng 30% mô hình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phổ biến cách thức làm du lịch. Việc vận động nhà vườn liên kết hình thành các vườn cây ăn trái có diện tích lớn để tổ chức cho khách tham quan và tiêu thụ sản phẩm như thế là hướng đi hay. Ông vui lòng cho biết hiệu quả?

Với 10 điểm tham quan du lịch, 45 tuyến đường đẹp, gần 150 tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, hằng năm có trên 40 nghìn lượt khách đến tham quan, vui chơi trải nghiệm. Tạo điều kiện để huyện thực hiện việc kêu gọi thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, xây dựng cải tạo và nâng chất các điểm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn du khách như: Khu du lịch vườn tre bamboo garden, điểm du lịch sinh thái Thạch Sanh, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Di tích lịch sử Tiểu đoàn Tây Đô, Cây Di sản Việt Nam (Lộc vừng - xã Long Thạnh), Khu di tích Chiến thắng Chày Đạp (xã Thạnh Hòa), Khu Bảo tồn thiên Nhiên Lung Ngọc Hoàng...

Qua đó thúc đẩy các sản phẩm tiềm năng để xây dựng thành các sản phẩm nổi bật của địa phương, tham gia vào thị trường cũng như trong phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ quanh các ruộng lúa, tạo cảnh quan đẹp, hướng đến du lịch sinh thái trên đồng ruộng và gắn liền với du lịch.

Với 45 tuyến đường đẹp, gần 150 tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, hằng năm huyện Phụng Hiệp thu hút trên 40 nghìn lượt khách đến tham quan. Ảnh: Hồ Thảo.

Với 45 tuyến đường đẹp, gần 150 tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, hằng năm huyện Phụng Hiệp thu hút trên 40 nghìn lượt khách đến tham quan. Ảnh: Hồ Thảo.

Huyện Phụng Hiệp có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh với gần 40.000ha, trong đó gần 10.000ha cây ăn trái, hơn 4.000ha thủy sản và gần 900 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Đâu là đột phá mới trong ngành nông nghiệp địa phương, thưa ông?

Mục tiêu của huyện tiếp tục tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế cho địa phương ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững gắn với du lịch. Một trong những việc làm tích cực là huyện đang xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, công nghệ cao, an toàn, hữu cơ. Nổi bật như mô hình trồng dưa lưới, trồng sầu riêng, bưởi da xanh, khóm (dứa) MD2, nuôi cá thác lác…

Tỉnh đã đưa vào Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh, cái chính phát triển kinh tế tập thể thì huyện tập trung phát triển nông sản theo chiều sâu. Phát triển sản xuất tập trung theo hướng chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Thưa ông, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang thu hút các địa phương cũng như người tiêu dùng, nhất là khách du lịch với những sản phẩm độc đáo của địa phương. Thời gian tới Phụng Hiệp cần tiếp tục làm gì để thổi hồn cho các sản phẩm làng nghề độc đáo đến với khách thập phương?

Phụng Hiệp đã được tỉnh Hậu Giang công nhận 30 sản phẩm OCOP của 10 chủ thể đạt 3 sao (9 sản phẩm) và 4 sao (21 sản phẩm). Riêng trong năm 2022, được Hội đồng đánh giá phân hạng mỗi xã một sản phẩm cấp tỉnh công nhận 9 sản phẩm.

Huyện Phụng Hiệp đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài. Ảnh: Hồ Thảo.

Huyện Phụng Hiệp đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài. Ảnh: Hồ Thảo.

Để phát huy những lợi ích, tính hiệu quả từ OCOP đối với phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phụng Hiệp, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhận thức cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa của OCOP; từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và động lực phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế.

Hai là, tổ chức lại sản xuất kinh tế nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo hướng tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển đa dạng hóa kinh tế hợp tác.

Trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp – là cầu nối quan trọng gắn kết giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo lợi ích KT-XH cho người dân và cộng đồng địa phương.

Ba là, thúc đẩy sản xuất và liên kết chú trọng phát triển các sản phẩm là thế mạnh, chủ lực, tiềm năng của địa phương gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, lãnh đạo địa phương sớm lựa chọn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp và lồng ghép với chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM. Ưu tiên các nguồn vốn để hỗ trợ chủ thể đăng ký thực hiện sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, giao lưu thương mại giữa các địa phương trong và ngoài huyện, thông qua hội chợ, festival và từng bước đưa nông dân hội nhập với thị trường.

Bốn là, tranh thủ các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo năng lực quản lý cho cán bộ cũng như chương trình tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học đề xuất các giải pháp mới, sản phẩm mới, nhất là các giải pháp tăng cường tiếp cận của nền nông nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó nhận diện rõ “Nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” như thế nào và giúp cho địa phương có bước đi cũng như giải pháp khoa học thực hiện trong bối cảnh phát triển mới.

Xin cảm ơn ông!

Huyện đang đẩy mạnh xây dựng và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và các nước châu Âu. Đến nay trên địa bàn huyện đã được cấp 17 mã số vùng trồng. Trong đó, có 15 mã số vùng trồng được cấp để xuất sang Trung Quốc (dưa hấu, nhãn IDO, mít, sương sáo… và 2 mã số được cấp trên cây chanh không hạt để xuất sang châu Âu. Đồng thời gửi 6 hồ sơ xin cấp mới mã số vùng trồng và đang chờ cấp thẩm quyền thẩm định vùng trồng để cấp mã số.

(thực hiện)

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.