Trong những năm gần đây, du lịch luôn thể hiện là một điểm sáng đáng trân trọng, ngày càng khẳng định vai trò là ngành kinh tế dịch vụ, ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao.
Hàng loạt các khách sạn 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động, ví dụ như VinGroup, SunGroup, FLC, Saigontourist…
Cùng với đó là xu hướng nhiều thương hiệu quốc tế hàng đầu về bất động sản du lịch như Accor, JW Marriott, Hyatt, InterContinental, Four Seasons… đã và đang phát triển thị phần tại Việt Nam, góp phần tạo nên sự cạnh tranh đa dạng, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần khốc liệt.
Quản lý và Phát triển du lịch là gì?
Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.
Quản lý và Phát triển du lịch là chiếc cầu kỳ diệu nhất kết nối các nền văn hóa đặc sắc thế giới với đất nước, con người Việt Nam.
Kết thúc một chuyến hành trình cũng đồng nghĩa với việc bạn đã bắt thêm được một nhịp cầu cho sứ mệnh truyền tải và kết nối văn hóa đầy cao cả của mình.
Theo học ngành Quản lý và Phát triển du lịch, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về quản lý, phát triển, kế toán, tài chính trong quản lý và phát triển du lịch; Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý và phát triển du lịch; Thực hiện tốt hoạt động liên quan đến du lịch như điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch.
Trên góc độ nhà quản lý, người học có thể phân tích các tác động từ xã hội, môi trường và nhu cầu đối với quản lý và phát triển du lịch bền vững.
Ngoài ra, với những môn học chuyên ngành, sinh viên ngành Quản lý và Phát triển du lịch sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về Văn hóa tổ chức, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Địa lý du lịch, Quản trị sự kiện, Hướng dẫn du lịch, PR và truyền thông cho sự kiện…
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên theo học ngành Quản lý và Phát triển du lịch tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng…
Cùng với đó, Học viện tạo ra môi trường học tập năng động, thuận lợi với thế mạnh về hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cùng đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong khu vực và trên giới.
Đặc biệt, sinh viên ngành Quản lý và Phát triển du lịch còn được tăng cường trau dồi và sử dụng tiếng Anh để thích ứng tốt với môi trường làm việc đa văn hoá trong xu thế hội nhập quốc tế.
Học Quản lý và Phát triển du lịch ra làm gì?
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch), Việt Nam đang có trên 7.000 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động và con số này vẫn không ngừng tăng lên, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
Điều này tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản lý và Phát triển du lịch với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý và Phát triển du lịch có thể đảm nhận công việc ở các lĩnh vực sau:
– Lĩnh vực lữ hành: Hướng dẫn viên du lịch, đại lý du lịch, trợ lý khách sạn, nhân viên tiếp tân, tư vấn du lịch, điều phối du lịch.
– Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: Phụ trách các hoạt động thiết kế, cung ứng và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng.
– Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: Đảm nhận các công việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hay bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty.
– Lĩnh vực truyền thông: Thực hiện các hoạt động thiết kế và quản trị các chương trình truyền thông, quảng bá (quảng cáo, tổ chức sự kiện) về du lịch.
– Lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch: các cơ quan, ban ngành về du lịch.
– Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, giảng viên đào tạo về du lịch trong các trường đại học, các viện đào tạo.
Nếu bạn yêu thích ngành Quản lý và Phát triển du lịch thì hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường | Mã nhóm ngành | Tổ hợp tuyển sinh | Phương thức tuyển sinh |
HVN | HVN20 | A00: Toán, Vật lí, Hóa học A09: Toán, Địa lí, Giáo dục công dân C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh | – Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện; – Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm; – Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2020: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939
Website: https://www.vnua.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep