| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP

Thứ Hai 24/06/2019 , 13:15 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ra Quyết định số 1604/ QĐ - UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã mỗi sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2020.

07-24-37_dnh_gi_sn_xut_pht_trien_sn_phm_l_mot_trong_nhung_tieu_chi_dnh_gi_xep_hng_sn_phm_chuong_trinh_ocop_tinh_qung_binh
Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018 – 2020 có 3 phần với tổng thang điểm 100.

Mục tiêu của Bộ tiêu chí là nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, hộ SX tiêu chuẩn cần đạt, từ đó so sánh với hiện trạng sản phẩm để triển khai tổ chức SX nhằm bảo đảm nâng cấp, phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Đề án OCOP.

Cụ thể, Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018 – 2020 có 3 phần với tổng thang điểm 100, trong đó phần A là các tiêu chí đánh giá SX, phát triển sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm); phần B là tiêu chí đánh giá khả năng tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm (25 điểm) và phần C là các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm (kiểm tra - phân tích tiêu chuẩn theo yêu cầu của loại sản phẩm, cơ hội tiếp thị toàn cầu) 40 điểm.

Căn cứ vào tổng số diểm, các sản phẩm được xếp thành 5 thứ hạng, trong đó hạng 5 sao (90 – 100 điểm): Đạt tiêu chuẩn chất lượng, có thể XK; hạng 4 sao (70 – 89 điểm): Sản phẩm được công nhận trên toàn quốc, có thể nâng cấp XK; hạng 3 sao (50 – 69 điểm): Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao; hạng 2 sao (30 – 49 điểm): Sản phẩm có thể phát triển lên hạng 3 sao và hạng 1 sao (dưới 30 điểm): Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018 – 2020 cũng là cơ sở để cán bộ ở các huyện, TX, TP (gọi chung là cấp huyện) và cấp tỉnh sử dụng tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ SX trong xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức SX, kinh doanh, phát triển SX và sản phẩm theo tiêu chuẩn, đồng thời làm căn cứ đánh giá, xếp hạng sản phẩm của Đề án OCOP ở cấp huyện, cấp tỉnh.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.