| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang tìm giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

Thứ Sáu 24/05/2019 , 11:01 (GMT+7)

Chiều ngày 23/5, tại TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo chuyên đề “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) – thực trạng và giải pháp”.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, nhà khoa học và 120 đại biểu là đại diện doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), nông dân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

 ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (giữa) chủ trì buổi hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hội thảo lần này là cầu nối liên kết 5 nhà để giúp Hậu Giang cùng nhau nhìn nhận, đánh giá thực trạng về sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ của tỉnh. Đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức của chính quyền, doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, hộ dân khi tham gia chương trình OCOP mà tỉnh đang triển khai thực hiện. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện hợp lý hơn trong thời gian tới để phát triển các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh gắn với chương trình xây dựng NTM.

Khóm Cầu Đúc - một sẩm phẩm OCOP đặc trưng của Hậu Giang

Năm 2018, tỉnh Hậu Giang tiến hành xây dựng đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018  -2020”. Mục tiêu trọng tâm là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp nhằm tạo ra chỗ đứng trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, trong giai đoạn 2018  -2020, tỉnh dự kiến phát triển 31 loại sản phẩm và dịch vụ OCOP, trong đó nhóm thực phẩm là chủ yếu với 21 loại, còn lại là các nhóm khác như: đồ uống, thảo dược, quà lưu niệm, dịch vụ du lịch… Từ khi đề án OCOP được phê duyệt, đến nay, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã triển khai 8 lớp đào tạo, tập huấn đăng ký ý tưởng; đồng thời đang mở 16 lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao năng lực xây dựng NTM và triển khai chương trình OCOP cho ban phát triển ấp, cũng như tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của chương trình theo kế hoạch đề ra.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên những thách thức mà Hậu Giang đang gặp phải như: Một số địa phương còn lúng túng, người dân chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của OCOP; tuy tỉnh có sản phẩm đặc sản nhưng vẫn còn ít, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đặc biệt câu hỏi lớn nhất mà người dân luôn đặt ra là giá cả, thị trường tiêu thụ ra sao, trong khi năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp còn yếu, bán sản phẩm qua nhiều khâu trung gian…

Giải pháp mà các đải biểu đề xuất là Hậu Giang cần tăng cường công tác tuyên truyền để đảm bảo mọi người dân đều biết về nội dung chương trình OCOP; khuyến khích người dân sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt, ấn tượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại…

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.