| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Lũ chạm mái nhà...

Chủ Nhật 02/10/2011 , 13:46 (GMT+7)

Mưa lớn tập trung ở huyện miền núi Minh Hóa; nước từ các khe suối đổ về khiến nhiều vùng chìm trong biển nước, chỉ tính riêng tại “rốn lũ” xã Tân Hóa đã có 629 căn nhà bị ngập sâu từ 2-4m.

Tính đến trưa ngày 2/10, Quảng Bình có gần 3.000 căn nhà bị ngập nước, trong đó hơn 1.000 căn ngập sâu hơn 1m. Mưa lớn tập trung ở huyện miền núi Minh Hóa; nước từ các khe suối đổ về khiến nhiều vùng chìm trong biển nước, chỉ tính riêng tại “rốn lũ” xã Tân Hóa đã có 629 căn nhà bị ngập sâu từ 2-4m.

Ông Cao Văn Lục- Chủ tịch UBND xã Tân Hoá (huyện Minh Hoá) đang đi kiểm tra tình hình tránh lũ của bà con cho hay: “Nhận định lũ năm nay cũng sẽ lớn, nên chúng tôi đã có kế hoạch đưa bà con lên chân núi cao để tránh lũ. Toàn bộ thôn 4 Yên Hợp nơi thấp trũng nhất đã được bố trí lều bạt che buộc chắc chắn để di dời bà con lên đó. Hạn chế việc đi lại bằng thuyền đối với người dân nhất là trẻ em và người già để tránh rủi ro xảy ra”. Có thể nói, tinh thần ‘sống chung với lũ” của người dân Tân Hoá khá tự tin. Chính vì vậy mà trong những năm qua (kể cả trận lũ kép lịch sử hồi tháng 10 năm ngoái) thì Tân Hoá chưa để xảy ra thiệt hại về người.

Rút kinh nghiệm từ cơn lũ năm ngoái, vào mùa mưa lũ năm nay, ngoài tăng cường số thuyền trong hộ dân, bà con ở vùng lũ còn chuẩn bị thêm nhà phao để “đè”lũ. Anh Thái Xuân Lực (thôn 3 Cổ Liêm) đang néo dây buộc chắc thêm nhà phao vào nhà lớn, khoát nước lũ rửa tay cho biết: “Bà con mua chừng bốn đến mười cái thùng phi nhựa loại 50 lít, sau đó buộc lại dùng gỗ néo chắc. Trên đó dựng lều che mái bằng tấm bạt kín hình chữ A. Vậy là trên nhà phao có thể đảm bảo cho việc sinh hoạt tạm thời cho gia đình và bảo quản được những tài sản như ti vi, xe máy. Mỗi nhà phao chi phí khoảng 2 triệu đồng. Cũng khá tốn kém so với thu nhập người dân. Nhưng hết lũ thì cỏ thể dùng vào việc khác hoặc cấy để dùng tiếp vào mùa lũ năm sau”. Những gia đình chưa có điều kiện làm nhà phao hay nhà ở gần chân núi thì chọn chổ đất cao dựng cột làm lều bạt, đưa trẻ em, người già, nước uống, lương thực lên đó với mức sống được từ 5-7 ngày.

Ngay khi lũ đến, xã đã huy động toàn bộ thuyền nhanh chóng di dân lên vùng cao. Toàn bộ 100 hộ dân vùng thấp lụt, ở vùng xoáy nước đã được đưa lên vùng di dời trên chân núi an toàn. Trong căn lều bạt, bà Cao Thị Yêm (thôn Yên Thọ) cùng mấy đứa cháu trùm chăn nhìn ra trời. bà nói như ca cẩm: ‘Thì năm mô cũng lụt rứa thôi. Nhưng lụt đừng kéo dài quá như năm ngoái mà khổ thêm”. Tất tả ngược xuôi chỉ đạo việc di dời dân và chống lũ, ông Cao Văn Lục- Chủ tịch xã cũng không khỏi lo lắng: “Gần 500 con người ở trong lều tạm thì thiếu thốn xảy ra là phải rồi. Nhưng chúng tôi cũng động viên bà con hỗ trợ lẫn nhau để không xảy ra đói cơm, thiếu nước, không để người già, trẻ em bị rét lạnh”.

Thôn Cổ Liêm vẫn còn chìm lỉm trong lũ. Nước ngập đến chân mái ngói. Nhiều gia đình có thuyền neo sát mái nhà, trên rầm tra (phần gỗ lát ngang vì kèo nhà) cả nhà sinh hoạt ở đó. Nếu lũ lên nữa thì lên thuyền di dời lên chân núi. Ông Cao Đức Bông-Trưởng thôn mới bơi đò tranh thủ kiểm tra tình hình mấy nhà quanh xóm về nói vội: “Nói chung là ngập hết tất tật rồi. Mấy trường hợp ông bà già cả và trẻ em chưa biêt bơi lội thì đưa lên trên lèn núi trú rồi. Lũ cúng lớn, nhưng bà con có chuẩn bị trước nên không có nhà nào tắt bữa. Gạo, củi, nước uống nhà nào cũng có chuẩn bị hết rồi. Nhưng nếu lũ rút chậm hay kéo dài tuần lễ thì nhà nào cũng thiếu và lúc đó phải cứu trợ chứ không thì nguy to”.

Trong thôn còn vài chục nóc nhà là có người ở lại bám trụ với lũ. Ngôi nhà anh Cao Quang Lợi còn nhô chóp mái. Nghe tiếng gọi, anh ngồi phao bơi ra. Hỏi có cần gì, anh lúc lắc đầu thật thà: “Nỏ (không) có chi mà rộn mô. Lũ năm nào chẳng vậy. Nhà tui chuẩn bị gạo cho vô bao ni lon, củi, nước cả tháng rồi chớ. Chỉ mong lũ rút nhanh và lãnh đạo xem xét thất bát mùa màng đẻ có chính sách hỗ trợ tiếp sức cho dân thôi”. Rồi anh Lợi kể chuyện tháng cu Lộc nhà anh hôm qua cùng chuyển đồ chạy lụt với bố mẹ, cu cậu sơ ý sẩy chân xuống nước lũ. May mà bơi được nên khong sao. “Ở với lũ phải cẩn thận chứ không phải ỷ sức trai tráng mà làm ẩu. Có khi chết vì ẩu trong lũ là bà con không ai thương đâu”- anh Lợi nói to thêm như răn đe con khi thấy thằng Lộc thò đầu từ mái nhà ra cười.

Trao đổi với chúng tôi về thiệt hại ban đầu, ông Lục - Chủ tịch xã cho hay: “Dù bị ngập nặng nhưng đến chiều 2/10, Tân Hóa chưa có thiệt hại về người. Toàn bộ vật nuôi được bà con đưa di dời hoặc đóng bè tránh lũ nên con số thiệt hại chắc cũng không lớn”. Điều mới nhất của Tân Hoá là bà con dã tự chủ làm hơn 300 nhà phao để chống lũ. “Với đặc điểm lũ ở Tân Hoá là do nước thoát không kịp gây ra nên mức độ chảy xiết cũng không lớn. Vì vậy, mô hình làm nhà phao tránh lũ là rất phù hợp. Tiến tới, chúng tôi sẽ vận động bà con mỗi nhà có một nhà phao để sẳn sàng với lũ. Những địa phương khác có đặc điểm như Tân Hoá có thể áp dụng mô hình này”-ông Lục nói thêm.

Trước tình hình lũ ngập Tân Hoá, ông Đinh Quý Nhân- Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá cho biết: “Huyện đã khẩn trương đưa về cho người dân Tân Hoá 18 ngàn viên CluruaminB và 30 kg bột để bà con xử lý nước uống. Gần 50 cơ số thuốc y tế và túi thuôc gia đình cũng đã đến tận tay bà con. Riêng lương thực thì chuẩn bị sẳn sàng, khi cần sẽ hỗ trợ ngay”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm