| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam khẩn trương ứng phó bão số 5

Thứ Bảy 11/09/2021 , 14:30 (GMT+7)

Nguy cơ bão số 5 sẽ đổ bộ trực tiếp vào đất liền tỉnh Quảng Nam, người dân và cơ quan chức năng tỉnh này đang khẩn trương thực hiện công tác ứng phó.

Do ảnh hưởng của bão sô 5, từ tối qua (10/9) đến sáng nay, tỉnh Quảng Nam có mưa lớn trên diện rộng, một số địa phương đã chịu những ảnh hưởng đầu tiên.

Tuyến đường ĐH1 qua xã Phước Thành (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã bị nước lũ tràn qua. Ảnh: CTV.

Tuyến đường ĐH1 qua xã Phước Thành (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã bị nước lũ tràn qua. Ảnh: CTV.

Tại huyện miền núi Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), mưa lớn đã khiến cho một số tuyến đường đi vào các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc bị nước tràn qua, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Ngoài ra, một số tuyến đường liên xã cũng đã xuất hiện vài điểm sạt lở nhỏ.

Các xã nói trên là những nơi chịu ảnh hưởng nặng của cơn bão số 9 vào năm ngoái, đường giao thông vẫn chưa sửa chữa xong. Do đó, để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã tiến hành bố trí các chốt chặn không cho người và phương tiện đi qua ở những khu vực tiềm ẩn nguy hiểm.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết: “Trước tình hình mưa bão, chúng tôi đã triển khai công tác sơ tán dân. Đến thời điểm hiện tại đã sơ tán khoảng 160 hộ dân ở 3 xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc đến nơi an toàn. Dự kiến đến 14h hôm nay (11/9), huyện sẽ hoàn thành công tác sơ tán”.

Đối với các huyện miền biển của Quảng Nam, người dân cũng đang gấp rút chằng chống nhà cửa, di chuyển thuyền bè vào nơi neo đậu an toàn. Tại Cảng Kỳ Hà (xã Tam Quang, huyện Núi Thành), đến thời điểm này, một số tàu thuyền của ngư dân cập bến trú bão sau vài ngày vươn khơi khai thác.

Đang chuyển số cá vừa mới đánh bắt được cho thương lái, ngư dân dân Bùi Văn Thanh, chủ tàu cá QNa 91838TS (trú xã Tam Giang) cho biết, ông cùng 10 thuyền viên khác ra khơi đánh bắt cách đây khoảng 10 ngày thì nghe tin có bão số 5 với sức gió mạnh ảnh hưởng đến vùng biển.

“Nhận thông tin, tôi đã quyết định cho thuyền vào bờ để trú tránh. Chuyến này đi mới được 10 ngày, chỉ đánh bắt được khoảng 3 tấn cá nục. Với giá 20.000 đồng/kg mà sản lượng không đạt nên chuyến này thua lỗ gần 100 triệu đồng. Nhưng để đảm bảo an toàn tôi phải cho tàu về bờ”, ông Thanh nói.

Được biết, trước khi bão số 5 đổ bộ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cũng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 17h ngày 10/9, thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển đến nơi trú tránh an toàn. Hiện nay, toàn tỉnh đang có 139 tàu với 2.706 lao động đang hoạt động trên biển. Tất cả các tàu này đã nhận được thông tin về cơn bão.

Trong số các tàu này có 42 tàu/274 lao động đang hoạt động gần bờ, 64 tàu/2151 lao động đang hoạt động ở khu vực Trường Sa, 33 tàu/281 lao động hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa đã di chuyển xuống phía Nam và nằm ngoài khu vực ảnh hưởng của bão.

Người dân Quảng Nam khẩn trương thu hoạch lúa 'chạy bão'. Ảnh: L.K. 

Người dân Quảng Nam khẩn trương thu hoạch lúa "chạy bão". Ảnh: L.K. 

Đối với sản xuất nông nghiệp, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn đang tích cực thu hoạch lúa hè thu và các loại cây rau màu khác với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Tuy nhiên, do mưa lớn, một số diện tích lúa chưa kịp thu hoạch đã bị đổ ngã, gây thiệt hại không nhỏ.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm này, diện tích lúa thu hoạch là 30.397/36.627 ha; cây ngô thu hoạch 2.880/4.948 ha; cây lạc thu hoạch 890/910 ha; cây khoai lang thu hoạch 260/381 ha; rau các loại thu hoạch 640/3.261 ha.

“Đánh giá 4 tại chỗ về công tác thu hoạch, sơ chế (chỉ huy, nhân lực, phương tiện, hậu cần) cơ bản đảm bảo. Tuy nhiên người dân sẽ gặp khó khăn trong việc phơi, sấy nếu mưa to, kéo dài”, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam thông tin.

Ngư dân hối hả vào bờ bán cá để đưa thuyền bè đi tránh trú bão. Ảnh: L.K.

Ngư dân hối hả vào bờ bán cá để đưa thuyền bè đi tránh trú bão. Ảnh: L.K.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.