| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh cấm biển từ 12h hôm nay

Thứ Hai 22/07/2024 , 10:58 (GMT+7)

Để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh do bão số 2 đang mạnh lên, tỉnh Quảng Ninh cấm biển từ 12h ngày 22/7.

Từ 12h ngày 22/7, tỉnh Quảng Ninh cấm biển để đảm bảo an toàn trước bão số 2. Ảnh: Nguyễn Thành.

Từ 12h ngày 22/7, tỉnh Quảng Ninh cấm biển để đảm bảo an toàn trước bão số 2. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ sáng nay (22/7/2024), vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,3 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h. Dự báo đến chiều hôm nay, bão số 2 sẽ đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng đến thời tiết của tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh, Sở NN-PTNT đề nghị Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Cảng vụ đường thủy nội địa, UBND các địa phương ven biển tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi; tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.

Thời gian tạm ngừng bắt đầu từ 12h, riêng các tàu từ các tuyến đảo về đất liền tránh trú sẽ kết thúc việc này trước 16h chiều nay (22/7/2024).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp, tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.

Cụ thể, các sở, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ; Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường, chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Thông báo số 1251-TB/TU ngày 04/6/2024 ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường, chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (đã được gửi tới các địa phương, đơn vị).

Người dân huyện Vân Đồn gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Người dân huyện Vân Đồn gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Sở NN-PTNT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị theo dõi diễn biến của bão, thông tin đến các địa phương, đơn vị để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND các địa phương ven biển nắm tình hình tàu thuyền (đặc biệt là tàu xa bờ); thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động về nơi tránh trú, không đi vào vùng nguy hiểm.

Các đơn vị quản lý hồ chứa chủ động theo dõi mực nước hồ, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa trong tình huống mưa lớn sau bão. UBND các địa phương (đặc biệt các địa phương miền núi và ven biển) khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bão theo phương châm “3 trước - 4 tại chỗ”, tổ chức thông tin cho người dân biết về diễn biến bão; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động kịp thời, hướng dẫn người dân, các đơn vị ứng phó, trong đó tập trung.

Các cơ quan chuyên môn tập trung phòng, chống mưa lớn sau bão trong điều kiện đất đã bão hòa nước, rất dễ gây sạt trượt, lở đất; sẵn sàng phương án phòng chống ngập lụt, sạt lở trên địa bàn, nơi sản xuất.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, thông báo người dân gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản, chủ động đưa người tại các khu sản xuất trên biển lên bờ (ưu tiên phụ nữ, người già, trẻ nhỏ lên trước). Hoàn thành công việc này trước 16h ngày hôm nay (22/7/2024).

Rà soát địa bàn, các khu vực xung yếu, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án phòng chống bão và phương án di chuyển người dân tới nơi an toàn khi cần; Thông báo cho các khu vui chơi, các công trình đang xây dựng trên địa bàn biết thông tin bão để có các giải pháp ứng phó thích hợp;

Các địa phương phối hợp với các công ty quản lý vận hành công trình thuỷ lợi trong việc điều tiết, vận hành an toàn công trình thủy lợi khi có mưa lớn kéo dài; Thực hiện nghiêm việc trực canh tại các ngầm tràn, đường giao thông, tuyên truyền người dân không ra suối đánh cá, vớt củi, bơi lội... khi có lũ.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.