| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp với bão số 2 Mulan

Thứ Tư 10/08/2022 , 11:18 (GMT+7)

Để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh, từ 12 giờ ngày 10/8/2022, Tỉnh ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh mới có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải, cảng vụ đường thủy và các địa phương ven biển trong tỉnh về việc tạm ngừng cấp phép tàu.

Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 12h ngày 10/8

Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 12h ngày 10/8

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, hồi 7 giờ ngày 10/8/2022, vị trí tâm bão số 2 (Mulan) ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc, 111,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và sẽ đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ trong chiều tối ngày 10/8/2022.

Trên đất liền, khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng nhiều khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh đề nghị Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Cảng vụ đường thủy nội địa, UBND các địa phương ven biển xem xét tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi (có thể xem xét, cho phép các tàu được chạy từ các tuyến đảo về đất liền tránh trú và kết thúc công việc này trước 18 giờ ngày 10/8/2022); tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.

Thời gian tạm ngừng bắt đầu từ 12 giờ ngày 10/8/2022.

Khẩn trương gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản

Sáng 10/8, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó bão số 2.

Để khẩn trương chủ động ứng phó với Bão số 2 nhất là trong thời gian bão vào Vịnh Bắc Bộ và mưa lũ do hoàn lưu bão, sau bão, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương ven biển phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổng hợp, báo cáo thường xuyên tình hình về Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, UBND tỉnh.

Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND các địa phương ven biển nắm lại số tàu thuyền (đặc biệt là tàu xa bờ) các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, ven bờ; thông báo cho chủ cơ sở, các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm. Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa chủ động theo dõi mực nước hồ, thực hiện điều tiết rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn hồ chứa.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố (đặc biệt các địa phương ven biển từ Móng Cái đến Hạ Long), UBND tỉnh yêu cầu tổ chức thông tin cho nhân dân biết về diễn biến bão. Chỉ đạo khẩn trương gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản, khẩn trương tổ chức đưa người từ các khu nuôi trên biển, ven biển lên bờ (ưu tiên phụ nữ, người già, trẻ nhỏ lên trước) và kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú và hoàn thành các công tác này trước 17 giờ 00 ngày 10/8/2022.

Tỉnh Quảng Ninh thông báo cho các hộ dân phải khẩn trương gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản

Tỉnh Quảng Ninh thông báo cho các hộ dân phải khẩn trương gia cố lại các lồng bè nuôi trồng thủy sản

Cử người trực, canh gác 24/24h thường xuyên tại các vị trí ngầm, tràn giao thông, kiên quyết không cho phương tiện và người qua lại khi có lũ xuất hiện. Có phương án huy động các phương tiện, thiết bị và lực lượng kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông do mưa lũ gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt. Khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư các dự án đang thi công có biện pháp ngăn chặn tối đa bùn, đất và nước tràn xuống đường quốc lộ và khu vực dân cư khi có mưa lớn; có phương án xử lý ngay các điểm ngập úng.

Đồng thời, rà soát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở, đặc biệt với các nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng, các công trình xây dựng để sẵn sàng, chủ động di chuyển dân về nơi an toàn khi cần với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đổi cho người và tài sản trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó, các địa phương chủ động rà soát, sẵn sàng khắc phục tình trạng ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn tại các khu dân cư, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng. Thông báo cho các khu vui chơi, các công trình đang xây dựng trên địa bàn biết thông tin bão để có các giải pháp ứng phó thích hợp. Tổ chức trực canh tại các ngầm tràn, đường giao thông, tuyên truyền nhân dân không ra suối đánh cá, vớt củi, bơi lội... khi có lũ. Phối hợp với các Công ty TNHH MTV Thủy lợi trong việc điều tiết, vận hành an toàn công trình thủy lợi khi mưa lớn kéo dài. Riêng huyện Cô Tô nắm chắc số lượng du khách trên đảo, dự kiến sẽ du lịch trên đảo trong thời gian bão để chủ động quản lý, thông báo điều chỉnh cho phù hợp, an toàn.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.