| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị bàn giải pháp ứng phó sạt lở đất từ các dự án điện gió

Thứ Ba 24/08/2021 , 10:02 (GMT+7)

Trước nguy cơ sạt lở đất xảy ra từ các dự án điện gió, nhiều kiến nghị cho rằng cần phải có ngay giải pháp giảm thiểu tối đa tổn thất về người, tài sản.

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Điền.

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Điền.

Ngày 23/8, tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị phòng chống thiên tai, sạt lở ở miền núi Quảng Trị, trọng tâm là khu vực các dự án điện gió.

Thiên tai diễn ra dị thường, khốc liệt

Năm 2020, thiên tai tại tỉnh Quảng Trị diễn ra dị thường, khốc liệt, không  theo quy luật,... Đặc biệt là các đợt bão, lũ xảy ra liên tiếp, với quy mô rộng lớn,  cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua. Lũ ống, lũ quét,  sạt lở đất xảy ra liên tục trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn.

Nhiều ý kiến lo lắng về vấn đề bãi thải từ các dự án điện gió. Ảnh: Công Điền.

Nhiều ý kiến lo lắng về vấn đề bãi thải từ các dự án điện gió. Ảnh: Công Điền.

Cùng với đó, tình hình sạt lở đất diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các khu vực xảy ra sạt lở tập trung nhiều ở ven sông, suối  và khu vực miền núi.

Thiên tai năm 2020 ở tỉnh Quảng Trị đã làm 56 người chết, 1 người mất tích, 53 người bị  thương; 3.365 nhà dân bị hư hỏng (đổ sập, xiêu vẹo, tốc mái, …) và 110.842 lượt  nhà dân bị ngập nước; sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, rất nhiều công  trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, xây dựng, giáo dục, hệ thống điện, thông  tin liên lạc, nước sinh hoạt nông thôn, ... bị ngập nước, hư hỏng nặng, sạt lở bờ  sông bờ biển xảy ra nghiêm trọng; ước tổng giá trị thiệt hại là: 4.252 tỷ đồng;  Trong đó, 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông thiệt hại trên 1.120,9 tỷ đồng.

Nguy cơ sạt lở đất từ các dự án điện gió

Trước những lo ngại ảnh hưởng từ các dự án điện gió, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra, rà soát hiện trạng và tình hình thi công của 26 dự án điện gió đang triển trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Một dự án điện gió đang thi công ở huyện Hướng Hoá. Ảnh: Công Điền.

Một dự án điện gió đang thi công ở huyện Hướng Hoá. Ảnh: Công Điền.

Kết quả cho thấy, các công trình phụ trợ như đường công vụ phục vụ thi công, vận chuyển máy móc thiết bị, nhà đầu tư thực hiện mở đường, bạt taluy dương, đắp nền đường tạo taluy âm, nhiều vị trí có nguy cơ làm mất ổn định mái dốc, thanh thải đất đá làm thay đổi địa hình, cản trở khả năng tiêu thoát nước mặt, hệ thống thoát nước dọc theo tuyến đường chưa bố trí đầy đủ các cống thoát nước ngang.

Đặc biệt, các bãi thải từ dự án điện gió có nguy cơ sạt trượt cao gây tắc nghẽn, thay đổi dòng chảy có khả năng gây ra các tình huống lũ ống, lũ  quét, sạt lở đất ngoài dự kiến, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người dân tại  các khu vực lân cận, bồi lấp đất sản xuất của người dân, hư hỏng các công trình  thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, công trình nước sạch miền núi, đường giao thông…

Từ thực tế trên, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan khoanh vùng trong phạm vi các dự án điện gió đang thi công có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại địa bàn 13 thôn, bản, khối phố/7 xã, thị trấn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Đồng thời kiến nghị cần phải có ngay giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất về người và tài sản.

Phát động trồng cây tại các dự án điện gió. Ảnh: Công Điền.

Phát động trồng cây tại các dự án điện gió. Ảnh: Công Điền.

Theo đó, trước mắt đơn vị này đề nghị xử lý, gia cố kịp thời các bãi thải đất đào đặt trụ tuabin, chống sạt lở đất của các dự án điện gió; xử lý những đoạn đường thi công có nguy cơ chia cắt trong mùa mưa bão, có giải pháp đảm bảo an toàn cho các công trình thủy  lợi, cấp nước sinh hoạt, đất sản xuất và đời sống của người dân vùng dự án điện  gió; cụ thể: 

Kiểm tra, đánh giá tổng thể tính ổn định của các bãi thải, các taluy âm,  taluy dương, khả năng tiêu thoát nước tại các vị trí cống, ngầm, tràn của các tuyến đường thi công, các công trình phụ trợ nguy cơ mất an toàn để đưa ra các giải  pháp xử lý như: gia cố chân, mái các taluy.

Ông Hồ Xuân Hoè, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị, trước nguy cơ sạt lở đất từ các điện gió, cần hạ thấp các bãi thãi có nguy cơ sạt trượt, lu lèn đảm bảo độ chặt trước khi  tiếp tục đổ thải; khơi thông các lòng sông, suối bị bồi lấp do việc thanh thải trong quá trình thi công tránh nguy cơ lũ quét cho vùng hạ du; lắp hệ thống camera theo dõi tại các vị trí bãi thãi có nguy cơ sạt trượt cao, ảnh hưởng đến an toàn khu dân cư để có phương án theo dõi, giám sát từ xa  nhằm xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra sự cố.

Về lâu dài, cần rà soát, xây dựng các khu tái định cư để di dời dân ở những vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ ống, lũ quét do tác động của các dự án điện gió. Đồng thời, xây dựng phương án di dời hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt đối với vùng nguy cơ cao chịu ảnh hưởng từ các dự án điện gió...

Doanh nghiệp điện gió ủng hộ kinh phí trồng cây xanh. Ảnh: Công Điền.

Doanh nghiệp điện gió ủng hộ kinh phí trồng cây xanh. Ảnh: Công Điền.

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thừa nhận nguy cơ sạt lở từ các dự án điện gió như nhiều tuyến đường, taluy, bãi thải... Để phòng chống sạt lở đất có nhiều giải pháp, hiện nay các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang triển khai.

Ông Võ Văn Hưng yêu cầu tất cả các chủ đầu tư dự án điện gió phải thực hiện nghiêm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường từng dự án, đồng thời sẽ xử lý các chủ đầu tư không thực hiện yêu cầu trên.

Trong khuôn khổ hội nghị, cùng ngày, tại xã Hướng Tân (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, huyện Hướng Hoá và đại diện các doanh nghiệp đã tham dự lễ phát động trồng cây xanh bảo vệ môi trường sinh thái tại vùng triển khai các dự án điện gió.

Tỉnh Quảng Trị hiện có 31 dự án điện gió được phê duyệt quy hoạch, trong đó 2 dự án với công suất 60 MW đi vào hoạt động. Còn lại 29 dự án với tổng công suất 1.117,2  MW đã được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư và đang triển khai đầu tư.

Trong 29 dự án này, có 26 dự án đang triển khai thi công, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Hướng Hóa, 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai là Hướng Hiệp 2, Hướng Hiệp 3 thuộc huyện Đakrông và Hướng Linh 5 thuộc huyện Hướng Hóa.

 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm