| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị, giá cả ổn định trước Tết

Thứ Năm 09/01/2014 , 10:08 (GMT+7)

Tình hình giá cả thị trường trên toàn tỉnh Quảng Trị trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ tại thời điểm này rất ổn định.

Tình hình giá cả thị trường trên toàn tỉnh Quảng Trị trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ tại thời điểm này rất ổn định. Nguồn hàng dồi dào về số lượng và chủng loại, đa dạng về mẫu mã và đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Những ngày này, Cty Thương mại Quảng Trị bắt đầu tung một lượng hàng hoá phục vụ Tết trị giá hơn 15 tỷ đồng ra thị trường với gần 200 mặt hàng. Theo quan sát của phóng viên, chủ yếu là những mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, đường, rau, muối, dầu ăn, mứt, bánh, kẹo, dầu hoả và gà nuôi, thịt bò, cá... phục vụ cho bà con nông dân, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa.

Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty Thương mại Quảng Trị cho biết, ngoài những trung tâm bán hàng cố định ở TP Đông Hà, huyện Cam Lộ, thị trấn Lao Bảo, tuyến các xã vùng Lìa và vùng có đường Hồ Chí Minh ngang qua, thì thị trường hai huyện Hướng Hóa, Đkrông rất được Cty quan tâm, vì đây là nơi có nhiều bà con dân tộc sinh sống, điều kiện đi lại khó khăn hơn.


Một điểm bán hàng phục vụ Tết Giáp Ngọ của Cty Thương mại Quảng Trị tại xã miền núi

Cứ tờ mờ sáng mỗi ngày là đoàn xe chở hàng hóa phục vụ và bình ổn thị trường Tết của Cty lại lên đường đến các địa điểm đã định sẵn. Trước ngày ra quân phục vụ, Cty đã thông báo cho bà con nhân dân biết để họ tranh thủ sắp xếp thời gian đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Hồ Din ở xã A Túc, huyện Hướng Hóa mặt tươi như hoa khi cầm trên tay những bộ áo quần xúng xính. Hồ Din khoe năm nào cũng vào dịp sắp Tết bà con mong đợi Cty mang hàng lên bán phục vụ.

Sáng nay Hồ Din mua hai bộ áo quần cho hai đưa con mặc chơi Tết. Và Hồ Din cũng không quên mua một chiếc áo làm quà cho đứa cháu gọi mình bằng chú ruột. Còn tại xã Hướng Phùng ở dọc đường Hồ Chí Minh, phía Bắc huyện Hướng Hóa, bà Nguyễn Thị Hường cũng đang chờ mua hàng của Cty Thương mại từ miền xuôi chở lên bán Tết. Bà Hường nói hàng của Cty năm nào cũng rất nhiều, giá lại rẻ hơn thị trường nên ai cũng thích.

Ông Hồ Xuân Hiếu cho biết, chủ trương của Cty là giá bán hàng phục vụ Tết phải thấp hơn thị trường từ 1 đến 20% mới có ý nghĩa. Trước đó, tỉnh Quảng Trị đã cho Cty ứng 10 tỷ đồng mua hàng dự trữ phục vụ Tết cho bà con nhân dân nên không có lý gì mà mình bán giá cao, phải tạo điều kiện hết sức cho bà con đón Tết cổ truyền, Cty mong muốn mình bán giá thấp hơn một tí để bà con ai cũng sắm thêm đựơc gói mứt, gói hạt dưa... Chương trình bán hàng phục vụ Tết kéo dài đến 28 tháng Chạp.

Ở vùng đồng bằng, thành thị do nguồn hàng phong phú nên giá cả đến hôm nay vẫn đang rất ổn định. Chị Trần Thị Huế ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết, thịt gà là thực phẩm được rất nhiều người quan tâm, mua chuẩn bị đón Tết. Nhưng năm nay giá gà thịt cũng ở mức bình thường. Chị Huế nuôi bầy gà chạy bộ 50 con đã đến tuổi con trống thì gáy oang oang, con mái thì mình tròn núc ních. Khi mang đi bán chỉ có giá mỗi con 200 ngàn đồng.

Xu hướng sắm Tết của người dân Quảng Trị rất chú trọng đến ATVSTP nên những mặt hàng có thương hiệu được làm từ các làng quê truyền thống thường được bà con chọn tiêu thụ. Bây giờ không thiếu các món thức ăn hiện đại, nhưng thị trường Tết Quảng Trị bà con rất chú trọng đến gà thịt.

Mà gà thịt ở Quảng Trị đa phần nuôi ở đồng hay vườn nhà, ít có gà nuôi trang trại với thức ăn công nghiệp. Vậy mà giá gà nhà mang từ nông thôn ra chợ bán mấy ngày nay cũng như ngày thường, mỗi con giá 200 ngàn đồng. Thế mới thấm thía sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân làm ra đời nào cũng vậy, chọn miếng ngon, vật lạ bán kiếm tiền nhưng không phải khi nào cũng được giá cao.

Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh các loại không có biến động. Qua tìm hiểu tình hình giá cả tại một số chợ trên địa bàn tỉnh như chợ ở TP Đông Hà, chợ thị xã Quảng Trị cho thấy, giá thịt bò từ 200 - 250 ngàn đồng/kg; thịt lợn mông sấn từ 80 - 90 ngàn đồng/kg; cá lóc từ 90 - 130 ngàn đồng/kg, gà thịt 100 ngàn đồng/kg.

Tại trung tâm TP Đông Hà, nơi tập trung phần đông dân cư, hàng hóa của Cty Thương mại Quảng Trị được bày bán nhiều nơi với nhiều chủng loại như gạo, thịt, nước mắm, rau tươi... đã góp phần làm giá cả thực phẩm ổn định. Các hàng hóa do Nhà nước điều tiết giá được giữ ổn định như xăng dầu, điện... Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá của Cty Thương mại Quảng Trị vẫn đảm bảo giữ giá bình ổn, bán thấp hơn hoặc ngang bằng giá thị trường.

Cùng với đó, nhiều đơn vị, DN đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình bán hàng bình ổn, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho người dân địa phương được mua sắm Tết chu đáo. Nhìn chung tình hình giá cả thị trường trên toàn tỉnh Quảng Trị trong những ngày trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ cơ bản ổn định, nguồn hàng nhu yếu phẩm dồi dào về số lượng và chủng loại, đa dạng về mẫu mã đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Để chủ động bình ổn giá cả thị trường trước Tết Nguyên đán, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã tăng cường kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm, kết hợp với công tác tuyên truyền đến các hộ kinh doanh tuân thủ các hoạt động niêm yết giá, bình ổn giá, chống mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt ở khâu ATVSTP, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị rất quyết liệt ngăn chặn tình trạng vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhãn mác... vào địa bàn, nhằm tạo ra một thị trường sản phẩm an toàn cho người dân an tâm đón Tết.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm