| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị lên kịch bản ứng phó hạn hán đến năm 2025

Thứ Tư 12/07/2023 , 09:08 (GMT+7)

Hạn hán, xâm nhập mặn nguy cơ kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. UBND tỉnh Quảng Trị đã lên 2 kịch bản ứng phó hạn hán.

Lượng mưa thiếu hụt từ 10-30%, dòng chảy các sông bị thiếu hụt khoảng 50-70% so với TBNN cùng kỳ; dung tích các hồ đập thủy lợi, thủy điện thấp. Ảnh: Võ Dũng.

Lượng mưa thiếu hụt từ 10-30%, dòng chảy các sông bị thiếu hụt khoảng 50-70% so với TBNN cùng kỳ; dung tích các hồ đập thủy lợi, thủy điện thấp. Ảnh: Võ Dũng.

Ứng phó hạn hán: Nhà nước và nhân dân chung sức

Tại Quảng Trị, lượng mưa 6 tháng đầu năm 2023 phổ biến xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Dự báo, nền nhiệt các tháng còn lại trong năm 2023 có xu hướng cao hơn, nắng nóng có khả năng xảy ra với thời gian và cường độ gay gắt hơn so với TBNN. Năm 2024, nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường, nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn; lượng mưa thiếu hụt từ 10-30%, dòng chảy các sông bị thiếu hụt khoảng 50-70% so với TBNN cùng kỳ.

Bài liên quan

Bước vào vụ hè thu năm 2023, dung tích các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh đạt xấp xỉ TBNN. Trong điều kiện kiện bình thường, các hồ chứa cơ bản đảm bảo cấp nước tưới cho vụ hè thu năm 2023. Tuy nhiên, với nhận định hiện tượng El Nino xuất hiện và kéo dài, tình trạng hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn có nguy cơ cao xảy ra và có thể kéo dài qua năm 2025. Hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác; gây khó khăn trong công tác ứng phó với dịch bệnh.

Để chủ động ứng phó sớm với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu nước gây ra, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Phương án “Ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025”.

Phương án tuân thủ nguyên tắc chủ động; quyết liệt triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và các lĩnh vực trọng yếu. Nhà nước và Nhân dân cùng tham gia ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện phương án.

Phương án ứng phó hạn hán đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, nhất là các khu vực khó khăn về nguồn nước; vùng không có tuyến ống cấp nước, điều kiện giao thông đi lại khó khăn; đảm bảo nguồn nước cấp cho các nhà máy cấp nước đô thị lấy nguồn nước từ công trình thủy lợi.

Việc sử dụng nguồn nước phải tiết kiệm, hiệu quả, trước hết ưu tiên nguồn nước hiện có cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các ngành sản xuất trọng yếu khác; hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra; chủ động các biện pháp tiết kiệm nước, chống hạn ngay từ đầu mùa vụ.

Hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Mục tiêu cụ thể đề ra, trên 95% dân số nông thôn đảm bảo nước sinh hoạt; sản lượng lương thực có hạt đạt tối thiểu 26 vạn tấn/năm. Từ năm 2023 - 2025, Quảng Trị chuyển đổi ít nhất trên 2,8 nghìn ha đất lúa có nguy cơ thiếu nước sang cây trồng cạn, có giá trị kinh tế.

Nguồn nước đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm trên 4,1 triệu con; chữa cháy khoảng 19 nghìn ha rừng; cấp và cấp bù cho nuôi trồng thủy sản năm 2023 gần 1,9 nghìn ha. Nguồn nước phục vụ sản xuất cho các vùng có nguy cơ thiếu nước trong vụ hè thu 2023 gần 2,2 nghìn ha.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Trị cho hay, UBND tỉnh đã lên kịch bản, gồm 2 phương án chống hạn. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc tham gia ứng phó hạn hán.

Nếu hạn nặng xẩy ra, vụ đông xuân 2023-2024, diện tích bơm hỗ trợ chống hạn gần 3,5 nghìn ha; vụ hè thu 2024 trên 3,3 nghìn ha, diện tích không đảm bảo nguồn nước cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc ngừng sản xuất trên 800 ha; vụ đông xuân 2024-2025 trên 3,6 nghìn ha, diện tích không đảm bảo nguồn nước cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc ngừng sản xuất là 71 ha.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng nhân dân ứng phó hạn hán. Ảnh: Võ Dũng.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng nhân dân ứng phó hạn hán. Ảnh: Võ Dũng.

Trường hợp hạn vừa, vụ đông xuân 2023-2024, diện tích bơm hỗ trợ chống hạn gần 2,7 nghìn ha; vụ hè thu 2024 trên 2,4 nghìn ha, diện tích không đảm bảo nguồn nước cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc ngừng sản xuất trên 270 ha; vụ đông xuân 2024-2025 gần 2,7 nghìn ha.

Trước mắt, đối đối với vụ hè thu năm 2023, Quảng Trị sẽ duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước đang bị xuống cấp, đảm bảo cấp nước phục vụ người dân; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp nước để kịp thời phục vụ dân sinh trong mùa khô hạn.

Các giải pháp tưới tiết kiệm, bơm tăng thêm, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập, nạo vét kênh mương... cũng được triển khai để đảm bảo cấp nước cho gần 2,2 nghìn  ha lúa có nguy thiếu nước và gần 1,9 nghìn ha nuôi trồng thủy sản. Theo Phương án tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp năm 2023, Quảng Trị sẽ chuyển đổi 316 ha lúa sang các loại cây trồng cạn như dưa hấu, ngô, đậu xanh...

Bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Quảng Trị tính toán đến việc đa dạng hóa và huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và người dân để tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại cũng như công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Các giải pháp tưới tiên tiến, khoa học, tiết kiệm nước; các mô hình chuyển đổi sang các hình thức sản xuất ít sử dụng nước để phòng ngừa và ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ được áp dụng.

Để triển khai các phương án trên, Quảng Trị huy động các nguồn lực để lồng ghép, triển khai thực hiện các chính sách hiện có của Trung ương và địa phương, các nguồn lực hợp pháp khác trong công tác phòng chống ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.

Tỉnh Quảng Trị nỗ lực để giảm thiểu thiệt hại của hạn hán đối với sản xuất và đời sống của người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Tỉnh Quảng Trị nỗ lực để giảm thiểu thiệt hại của hạn hán đối với sản xuất và đời sống của người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện ứng phó hạn hán vụ hè thu 2023 trên 9,4 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ chi phí điện, dầu bơm nước tưới vượt định mức trên 2,5 tỷ đồng; hỗ trợ đắp đập, nạo vét cửa lấy nước gần 6,9 tỷ đồng.

Trong năm 2024, 2025, các chương trình hỗ trợ sẽ được triển khai gồm chi phí điện, dầu bơm nước tưới vượt định mức cho gần 10,4 nghìn ha; hỗ trợ đắp đập, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương với gần 63 nghìn m3; hỗ trợ lắp đặt 50 trạm bơm dã chiến; sửa chữa 6 công trình; khoan 60 giếng; cấp 600 bồn chứa nước để hỗ trợ cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Xem thêm
Ngày 17/1 trở thành Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ông Hồ Văn Hà làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X vừa tổ chức kỳ họp thứ 24 và bầu thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhằm kiện toàn công tác nhân sự.

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Tròn mười năm tôi mới trở lại thung lũng trong mơ ấy, nếu không có Tạ Xuân Anh - cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình dẫn vào thì đã lạc đường.