| Hotline: 0983.970.780

Rất nguy hiểm nếu số ca Covid-19 tăng mà không đưa vào để tính

Thứ Ba 19/10/2021 , 18:37 (GMT+7)

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cảnh báo, rất nguy hiểm nếu số ca Covid-19 tăng mà không đưa vào để tính, lúc bùng phát dữ dội sẽ trở tay không kịp.

Chiều 19/10, UBND TP.HCM đã có buổi họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nhìn nhận, cả nước đã trải qua 4 đợt dịch, riêng TP.HCM đã có biện pháp giãn cách nghiêm ngặt, cao điểm trong đợt dịch thứ 4.

Sau 18 ngày thực hiện Chỉ thị số 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch Covid-19, số ca mắc mới giảm 5 lần so với đỉnh dịch, số ca tử vong giảm còn 2 con số. Các chốt chặn nội thành cũng được dỡ bỏ.

"Công an TP.HCM đang xem xét để không còn chốt chặt (hiện có 51 chốt) ở địa bàn giáp ranh với các địa phương để tạo điều kiện nhất cho lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng lao động", ông Bình cho biết.

Tình hình kinh tế được cải thiện, số doanh nghiệp mở cửa trở lại có xu hướng tăng nhanh. Ngành du lịch cũng đã xây dựng kế hoạch phục hồi. "Đây là những tín hiệu lạc quan, tình hình dịch bệnh của TP cơ bản được kiểm soát. TP.HCM đẩy nhanh tiến độ chi trả cho các nhóm hỗ trợ, vận động quỹ phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ túi an sinh cho người dân.

Việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân được các ngành, các cấp thực hiện kịp thời. Có nhiều cách làm sáng tạo, 

Sau hơn 5 tháng chịu tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, TP đã nới lỏng các biện pháp giãn cách để dần chuyển sang trạng thái bình thường mới. Ông Bình nhấn mạnh thời gian tới không được lơ là, chủ quan và phải chủ động, tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả giải pháp đề ra.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay Sở tập trung tăng cường công tác giám sát để cảnh báo dịch và cập nhật lại cách phát hiện, xử lý F0 theo tinh thần mới của Nghị quyết 128 của Chính phủ.

"Phải đánh giá cấp độ dịch thường xuyên hàng tuần ở phường xã, quận huyện và TP Thủ Đức. Mong lãnh đạo các phường xã, quận huyện và TP Thủ Đức đánh giá cấp độ dịch là đánh giá thực, không chạy theo thi đua thành tích. Rất nguy hiểm, nếu số ca tăng lên mà không đưa vào để tính, lúc bùng phát dữ dội sẽ trở tay không kịp", ông Thượng nhấn mạnh.

Về quy trình phát hiện xử lý F0, ông Thượng cho biết, Sở Y tế TP.HCM sẽ hướng dẫn cho các quận huyện vào thứ 5 tuần này với 4 tình huống ứng phó.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay, căn cứ theo hướng dẫn phân cấp độ dịch tại Quyết định 4800 của Bộ Y tế thì TP.HCM đang ở cấp độ 2 - Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng (tuần trước là cấp độ 3).

“Tuy nhiên, việc đánh giá cấp độ dịch chỉ mang tính tức thì tại thời điểm hiện tại, không có giá trị vĩnh viễn. Nếu chúng ta chủ quan, lơ là công tác phòng chống dịch, cấp độ này chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tăng nguy cơ”, ông Tăng Chí Thượng nhận định.

Do đó, ông Thượng lưu ý, các cơ sở y tế luôn phải trong trạng thái sẵn sàng các phương án để thu dung, điều trị các ca mắc Covid-19.

Trong thời gian tới, ngành Y tế TP sẽ tập trung tăng cường công tác giám sát để cảnh báo dịch; cập nhật lại cách phát hiện và xử lý các trường hợp F0 trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế; đánh giá cấp độ dịch thường xuyên theo từng cấp phường, xã, quận, huyện và TP Thủ Đức để kịp thời có biện pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, các quận - huyện xây dựng kế hoạch chi tiết để ứng phó với các tình huống theo hướng dẫn của ngành Y tế, có diễn tập từ tình huống khó nhất.

Hiện Thành phố đang điều trị tại các bệnh viện tầng 2, 3 là 32.885 bệnh nhân, số ca F0 đang cách ly điều trị tại các khu cách ly tập trung TP Thủ Đức và các quận, huyện là 18.043 người, điều trị tại nhà là 28.119 người. "Công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 vẫn còn nặng nề, chứ không phải đã hết dịch. Do đó, ngành y tế cần tiếp tục tập trung để cứu chữa bệnh nhân", ông Thượng nói.

Sở Y tế cũng triển khai lộ trình ngưng hoạt động các bệnh viện dã chiến và tiến hành hoạt động mô hình bệnh viện 3 tầng; trong đó các bệnh viện quận – huyện phải xây dựng tổ/đơn vị điều trị Covid-19 và lập danh sách các y, bác sĩ, điều dưỡng dự bị sẵn sàng tham gia các Trạm y tế lưu động khi các bệnh viện cần hỗ trợ…

Ngoài ra, các quận huyện cũng đang xây dựng các bệnh viện dã chiến với quy mô lớn để sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị các quận, huyện tăng cường, kiểm tra giám sát việc thực hiện các Bộ tiêu chí an toàn trên các lĩnh vực mà UBND TP.HCM đã ban hành để đảm bảo công tác phòng chống dịch được duy trì hiệu quả.

Xem thêm
Năm 2024 có 68 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật

Năm 2024 có 68 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, lần đầu tiên Bộ Chính trị kỷ luật 2 cán bộ nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Xuất khẩu gạo lập kỳ tích vượt 9 triệu tấn và 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo gây ấn tượng mạnh mẽ cả về lượng và kim ngạch trong năm 2024 khi thiết lập những cột mốc lịch sử cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Lai Châu chào cờ đón mừng năm mới 2025

Sáng 1/1/2025, các huyện, thành phố, đơn vị lực lượng vũ trang cùng học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tham gia chào mừng năm mới 2025.