| Hotline: 0983.970.780

Rẻ hay đắt

Thứ Ba 29/01/2013 , 10:11 (GMT+7)

- Lại có chuyện tỉ đô la để nói đây. / - Chuyện gì vậy? Mới phát hiện thêm “ông” Vina nào đó nợ tỉ đô la à?

- Lại có chuyện tỉ đô la để nói đây.

- Chuyện gì vậy? Mới phát hiện thêm “ông” Vina nào đó nợ tỉ đô la à?

- Không, mà là chuyện dân mình ra nước ngoài khám chữa bệnh. Theo ngành y tế, mỗi năm, chi phí ra nước ngoài khám chữa bệnh lên tới khoảng 40 ngàn tỉ, tức là tương đương với 2 tỉ đô la đấy.

- Chà, nhiều thế nhỉ. Chắc người ta đi khám chữa những bệnh mà ngành y trong nước chưa chữa trị được. Mà nếu vậy thì trình độ của ngành y ở ta vẫn còn quá kém nên người dân mới phải mang cả 2 tỉ đô la ra nước ngoài chỉ để trị những bệnh mà ngành y trong nước vẫn còn bó tay.

- Không phải vậy đâu. Có rất nhiều bệnh trong nước đã chữa trị tốt mà người ta vẫn sẵn sàng mang tiền ra nước ngoài để chữa trị đấy.

- Vậy hả? Nếu vậy thì chắc là do kinh phí chữa trị bệnh ở ta quá cao so với ở các nước khác rồi.

- Cũng không phải. Có nhiều bệnh mà kinh phí chữa trị ở trong nước thấp hơn nhiều so với các nước xung quanh đấy.

- Trong nước đã chữa trị tốt với giá rẻ hơn nhiều mà vẫn ôm tiền ra nước ngoài chữa trị. Xem ra có nhiều người vẫn đang xài sang, chuộng ngoại quá.

- Đúng là có những người như thế, nhưng không phải ai cũng vậy đâu. Bởi chữa trị bệnh ở trong nước, tiếng là rẻ nhưng nếu tính kỹ thì chưa chắc đã rẻ đâu, có khi còn đắt hơn ở nước ngoài đấy.

- Vì sao?

- Tôi hỏi ông nhé, nếu ra nước ngoài chữa bệnh, để được bác sĩ, y tá khám chữa, chăm sóc, phục vụ tận tình, ông có phải thường xuyên dúi phong bao, phong bì cho họ không?

- À, chắc là không.

- Đấy nhé. Nguyên chuyện phong bao, phong bì thôi thì nếu đi khám chữa bệnh trong nước, ngoài khoản viện phí, ông đã phải tốn thêm một khoản kha khá rồi.

- Ờ nhỉ. Mà khi chữa trị ở nước ngoài, không cần phải phong bao phong bì, bệnh nhân vẫn được các y, bác sĩ đối xử đúng theo câu “Lương y như từ mẫu”. Còn ở ta, nhiều khi đã dúi phong bao, phong bì rồi, nhưng cũng chỉ mong để họ không hành, không thờ ơ với mình thôi, chứ cũng chả mong được đối xử thật tử tế, ân cần.

- Đi chữa bệnh ở trong nước còn phải đối mặt với những thứ có thể khiến cho người ta bệnh thêm như đợi chờ mỏi mòn mới tới lượt khám, quá tải giường bệnh, tình trạng mất vệ sinh... Còn ra nước ngoài khám bệnh, không những không phải đối mặt với những thứ phiền nhiễu ấy mà còn được tạo điều kiện tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm.

- Ừ, ông nói đúng. Đi chữa bệnh ở trong nước mà gặp phải đủ thứ phiền nhiễu như thế thì viện phí dù có rẻ hơn các nước nhưng tính chi li ra thì lại đắt, rất đắt.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm