| Hotline: 0983.970.780

Rệp sáp phấn trên mãng cầu ta

Thứ Ba 02/11/2010 , 09:42 (GMT+7)

Cây mãng cầu ta (còn gọi cây na) được trồng nhiều nơi, thành vườn chuyên canh hoặc trồng quanh vườn nhà. Cây mãng cầu ta thích hợp vùng đất cao, thịt pha cát, đất đỏ bazan. Trái mãng cầu ta thơm ngọt, nhiều dinh dưỡng và mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Trong quá trình sinh trưởng, cây mãng cầu ta thường xuyên bị rệp sáp phấn gây hại nghiệm trọng làm ảnh hưởng sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất, chất lượng trái. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số đặc điểm gây hại và cách phòng trừ loại dịch hại này.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GÂY HẠI

Rệp sáp phấn (hay rệp bông trắng) thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Con trưởng thành cái có màu vàng nhạt, hình bầu dục, dài khoảng 2-4mm. Toàn cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như phấn, ngoài rìa cơ thể có nhiều sợi tua trắng, phía đuôi có 2 sợi tua trắng dài nhất. Cơ thể chứa chất dịch màu hồng nhạt.

Rệp sáp phấn hiện diện đều khắp các vườn mãng cầu. Chúng chích hút nhựa các bộ phận cây như lá, đọt non, hoa, trái để sống. Triệu chứng lá non bị quắn, đọt bị thui chột, gây rụng hoa và trái non, làm trái chậm lớn hoặc chai, rệp còn bám đầy kẽ vỏ và cuống trái làm trái đen, không đẹp mắt.

Trong quá trình gây hại, rệp sáp phấn còn tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng phủ đen cành lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Rệp sáp phấn sống quanh năm và gây hại nặng vào mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Biện pháp canh tác: Chăm sóc tốt vườn cây mãng cầu như vệ sinh cỏ dại, xén tỉa cành tạo thông thoáng, bón phân, tưới nước đầy đủ giúp cây sinh trưởng mạnh khỏe.

Biện pháp sinh học: Có nhiều loài thiên địch tấn công rệp sáp phấn như bọ rùa, ong, nấm ký sinh. Nên cần bảo tồn thiên địch, hạn chế việc lạm dụng phun thuốc trừ sâu khi không cần thiết.

Biện pháp phun thuốc hóa học: Do rệp sáp có lớp sáp trắng bao ngoài nên làm hạn chế sự thấm thuốc vào cơ thể, giảm hiệu lực của thuốc. Làm sao để phá vỡ lớp sáp bên ngoài này để thuốc hóa học dễ tiếp xúc và thấm sâu vào cơ thể rệp sáp? Hiện Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn có sản phẩm dầu khoáng SK Enspray 99EC có tác dụng này. Cách sử dụng như sau:

Hỗn hợp dầu khoáng SK 99 + Dragon 585EC. Ngoài việc tăng hiệu lực diệt rệp sáp, dầu khoáng SK 99EC còn giúp thuốc bám dính tốt hơn, thuốc ít bị mưa rửa trôi, giúp bộ lá cây xanh bóng. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Fenbis 25EC hoặc dùng đơn thuốc Dragon 585EC.

Chú ý nguyên tắc 4 đúng, an toàn lao động khi phun thuốc trong vườn cây mãng cầu.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.