| Hotline: 0983.970.780

Rệp và mọt đục cành hại cà phê

Thứ Sáu 16/10/2020 , 07:30 (GMT+7)

Rệp và mọt đục cành hại cà phê đang xảy ra rất phổ biến làm cho cây giảm năng suất, chất lượng và cây có thể bị chết.

Rệp muội (Aphids): Tác nhân do Toxoptera aurentii. Tác hại: Rệp muội có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, sinh sản nhanh và bám vào các ngọn lá non, hút dịch làm lá non bị cong queo, phát triển không bình thường. Rệp muội gây hại quanh năm khi cà phê ra đọt non. Chất dịch do rệp tiết ra là môi trường tốt cho nấm muội đen phát triển. Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp.

Triệu chứng cà phê bị rệp và mọt đục cành gây hại. Ảnh: Kim Ngọc.

Triệu chứng cà phê bị rệp và mọt đục cành gây hại. Ảnh: Kim Ngọc.

Rệp vải nâu (Hemispherical Scale): Tác nhân: Saissetia hemisphaerica.

Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 – 3mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, chúng gây hại vào mùa khô.

Rệp vải xanh (Soft scale): Tác nhân: Coccus viridis.

Đặc tính: Rệp trưởng thành cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh. Rệp vảy xanh cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch cây làm cho cành lá biến vàng. Rệp non mới nở bò tìm nơi thuận lợi để sinh sống cố định.

Rệp sáp (Mealybugs): Tác nhân: Pseudococcus sp.

Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ. Loại rệp sáp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non.

Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả non bị rụng. Rệp sáp hại rễ thì sinh sống dưới đất ở quanh rễ, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại vàng héo rồi chết. Nói chung, nơi nào có các loài rệp sinh sống thì sau đó có nấm muội đen phát triển nhiều.

Các sản phẩm phòng ngừa rệp và mọt đục cành hại cà phê hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn- SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

Các sản phẩm phòng ngừa rệp và mọt đục cành hại cà phê hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn- SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

Phòng trị rệp hại nói chung:

Vào mùa khô nên phun định kỳ (7 - 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau: Saimida 100SL, Secsaigon 25EC, Osago 80WG, các loại thuốc có thể pha chung với dầu khoáng SK Enspray 99EC (Liều pha: 50 ml/20 lít, dầu khoáng pha sau cùng).

Mọt đục cành: Tác nhân: Xyleboris morslati.

Gây hại: Mọt đục vào các cành bánh tẻ của cây cà phê, làm cành khô trong vài tuần.

Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là lá khô, cành từ lỗ đục đến đầu cành bị rũ sau 5 – 7 ngày, sau vài tuần các cành sẽ bị héo. Lỗ đục nhỏ và thường ở mặt dưới của cành. Mọt đục cành gây hại từ tháng 3 – 6 hàng năm trên cây cà phê xây dựng cơ bản và phổ biến trên giống cà phê vối (Robusta).

Phòng trị: Trồng cây che bóng và cắt bỏ, tiêu huỷ cành bị bệnh, có thể rải thuốc Gà nòi 4GR hay Sago super 3GR khi mới phát hiện.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.