| Hotline: 0983.970.780

Bệnh héo xanh trên cây ớt

Thứ Sáu 11/09/2020 , 07:15 (GMT+7)

Bệnh héo xanh trên cây ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

Cây bị héo xanh là bệnh khá phổ biến đối với cây ớt, nhất là ở các vùng có điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh héo xanh ớt đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu như cà chua, cà, ớt… nhiều năm. Hiện nay, bệnh héo xanh ớt vẫn đang là một loại bệnh nan giải đối với người trồng.

Triệu chứng của bệnh héo xanh trên cây ớt. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng của bệnh héo xanh trên cây ớt. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng bệnh và tác hại: Bệnh có thể xảy ra trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây, tuy nhiên thường gặp ở giai đoạn ra hoa kết trái. Cây đang xanh tươi tự nhiên héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây xanh lại nếu bệnh đang còn nhẹ, nhưng cây sẽ chết héo luôn khi bị đã nặng. Bệnh có thể gây cây chết từng chòm và lan rộng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời và đúng cách.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong các vùng trồng ớt nhiệt đới. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, trồng cây mật độ cao, bón dư đạm, cây rậm rạp, ẩm thấp, vườn có nhiều loài sâu hại, nhất là loài sống trong đất như sùng, hà, bọ nhảy sọc cong, dế, tuyến trùng… gây vết thương ở rễ, thì bệnh dễ phát sinh phát triển. Chế độ quản lý nước không tốt cũng làm bệnh nặng thêm.

Khi ớt bị bệnh héo xanh, cần phun và tưới phòng ngừa bằng các thuốc lưu dẫn và nội hấp: Alpine 80WG, hoặc Saipan 2SL. Ảnh: Minh Tuyên.

Khi ớt bị bệnh héo xanh, cần phun và tưới phòng ngừa bằng các thuốc lưu dẫn và nội hấp: Alpine 80WG, hoặc Saipan 2SL. Ảnh: Minh Tuyên.

Những biện pháp quản lý có hiệu quả cao: Nguyên tắc là cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp.

- Vệ sinh tàn dư cây vụ trước, khi bệnh nặng thì nên luân canh với cây trồng khác. Nếu vườn thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng đối với các đối tượng hại rễ.

- Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.

- Bón lót phân chuồng (đã được ủ và xử lý kỹ bằng Trichoderma) để đất được tơi xốp và đất không bị nứt khi khô, bón phân cân đối và đầy đủ, tránh dư đạm để cây khỏe mạnh và kháng được bệnh.

- Sử dụng giống kháng bệnh và cây giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế bệnh.

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh rậm rạp để vườn thông thoáng.

- Khi chăm sóc, tránh làm xây xát và làm đứt rễ.

- Tưới tiêu nước thật tốt, hạn chế để vườn quá ẩm, hay quá khô. Không để chế độ nước thay đổi đột ngột dễ làm đứt rễ.

- Khi phát hiện có cây bị bệnh, cần nhổ đem tiêu hủy.

- Trước giai đoạn cây ra hoa, nếu vườn đã từng bị bệnh héo xanh thì cần phun và tưới phòng ngừa bằng các thuốc lưu dẫn và nội hấp: Alpine 80WG, hoặc Saipan 2SL; Sản phẩm của Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn (SPC). 

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất