| Hotline: 0983.970.780

Rô bốt lọc thịt gà, róc sạch, thịt vẫn tươi

Thứ Bảy 10/06/2023 , 18:54 (GMT+7)

Tại Mỹ, 4 tổ chức nghiên cứu đang tiến hành phát triển trí tuệ nhân tạo và rô bốt để phục vụ lĩnh vực chế biến gia cầm.

Hệ thống rô bốt trí tuệ nhân tạo đưa vào phục vụ chế biến gia cầm tại Hoa Kỳ đem lại nhiều triển vọng.

Hệ thống rô bốt trí tuệ nhân tạo đưa vào phục vụ chế biến gia cầm tại Hoa Kỳ đem lại nhiều triển vọng.

Được hỗ trợ mức tiền trị giá 5 triệu USD trong 4 năm từ Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các tổ chức nghiên cứu đã giúp thành lập Trung tâm Tự động hóa thông minh, đặc biệt có thể mở rộng trong lĩnh vực chế biến gia cầm.

Việc hợp tác của Đại học Arkansas, Viện Công nghệ Georgia, Đại học Nebraska-Lincoln và Đại học Fort State Valley trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhằm thúc đẩy hoạt động chế biến thịt gà và tăng cường chất lượng gia cầm.

Giám đốc dự án, ông Jeyam Subbiah, cho biết, Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Arkansas sẽ nhận được gần một nửa khoản tài trợ (2,2 triệu USD) để tập trung vào tự động hóa cho các nhà máy chế biến gia cầm nhằm nhằm đem lại nguồn thực phẩm an toàn. Động lực để tự động hóa chế biến thịt gà bắt đầu từ đại dịch Covid-19 khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng từ các công nhân trong dây chuyền chế biến. Kể từ đó, rất khó để thuê đủ công nhân.

Cải thiện độ chính xác và giảm lãng phí

Ông Subbiah cho biết, bàn tay rô bốt không làm tốt việc di chuyển gà và xử lý việc tách thịt từ xương, do đó công nghệ mới sẽ giúp tránh làm rơi những miếng thịt trơn trượt và bóc tách thịt từ xương tuyệt đối.

Tiêu thụ thịt gia cầm đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua và dự kiến tiếp tục tăng. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm số lượng mà còn quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thịt.

Bên cạnh đó, thịt gia cầm dễ hỏng hơn thịt từ các vật nuôi khác như thịt bò hoặc thịt lợn. Do đó, đảm bảo độ tươi mới là điều cần thiết để duy trì chất lượng thịt trong các nhà máy chế biến gia cầm.

Kinh phí

Viện Công nghệ Georgia sẽ nhận được 2,1 triệu USD tiền tài trợ để tập trung vào việc tự động hóa các dây chuyền chế biến gà.

Ông Doug Britton, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Công nghệ Nông nghiệp, cho biết: “Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự đổi mới mang tính chuyển đổi trong ngành chế biến thịt và gia cầm thông qua tự động hóa, rô bốt, trí tuệ nhân tạo”.

Phần hỗ trợ tài chính còn lại đã được chuyển đến Đại học Nebraska-Lincoln, nơi ông Julia McQuillan, giáo sư xã hội học sẽ nghiên cứu tác động của rô bốt đối với người lao động trong ngành chăn nuôi gia cầm và cách họ cảm nhận công nghệ.

Ông Brou Kouakou, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu tại Đại học bang Fort Valley ở Georgia, sẽ điều tra ứng dụng của công nghệ được phát triển thông qua dự án để xem dự án có thể được sử dụng cho mục đích xã hội hay không?

(Theo The Poultry World)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.