| Hotline: 0983.970.780

"Rốt đa" vụ lúa đông xuân

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:54 (GMT+7)

Nông dân ĐBSCL đang vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lúa giống, phân thuốc… sẵn sàng cho vụ lúa ĐX 2014-2015. 

Theo dự kiến của Bộ NN-PTNT, vụ này toàn vùng sẽ xuống giống trên dưới 1,6 triệu ha.

Dự báo vụ lúa ĐX năm nay lũ rút sớm. Vì vậy một số địa phương xuống giống sớm hơn vài tuần so với các năm trước. Ông Lê Văn Tông ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: "Vụ ĐX năm nay gia đình làm 2 ha, sẽ xuống giống đợt 2 theo lịch khuyến cáo vì đất ở đây trũng. Tôi đã chủ động vệ sinh đồng ruộng, thu gom, xử lý rơm rạ... Kinh nghiệm SX cho thấy, làm đất sớm rồi cho nước lũ vào ruộng sẽ có thêm lượng phù sa cho đất và tiêu diệt được các mầm sâu bệnh từ vụ trước".

Lão nông Ngô Văn Khương ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) cho biết: “Năm nay nước lũ nhỏ và rút nhanh, song để vụ lúa ĐX bội thu đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động nguồn lúa giống Jasmine từ rất sớm. 1 tháng trước tôi thấy giá phân bón, thuốc BVTV giảm giá nên đã mua để dự trữ”.

Theo ngành nông nghiệp Đồng Tháp, nước lũ năm nay không đáng lo ngại cho việc gieo sạ lúa ĐX đợt đầu. Các địa phương cần kiểm tra gia cố lại đê bao, chủ động phương tiện bơm tát để sẵn sàng đối phó. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chủ động bơm rút nước ra khỏi đồng ruộng, bảo vệ đê bao an toàn để xuống giống kịp mùa vụ… Hiện tại công tác vệ sinh đồng ruộng một số nơi đã xong, chỉ chờ lịch xuống giống. Dự kiến toàn tỉnh xuống giống trên 205.000 ha.

Theo các ngành chuyên môn, nhu cầu sử dụng lúa giống xác nhận vụ ĐX năm nay ở Hậu Giang tăng. Nhưng tỉnh chỉ có khả năng cung cấp khoảng 100 tấn. Tỉnh khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao như Jasmine, OM 4900, OM 5451...

Còn tại An Giang, vụ này sẽ xuống giống 234.000 ha, chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 1 - 5/11; đợt 2 từ 19 - 30/11 và đợt 3 từ 20 - 31/12. Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết, đầu vụ đã khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa xác nhận để đảm bảo chất lượng, có độ nẩy mầm cao như Jasmine 85, OM 2517, OM 4218, OM 5451 và OM 7347…

"Vụ lúa ĐX cần chú ý đến bệnh cháy bìa lá, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và kịp thời. Không dùng thuốc diệt cỏ 24D, vì rất dễ nhiễm bệnh đạo ôn, VL-LXL, làm giảm chất lượng hạt gạo XK. Áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa. Không sử dụng lãng phí lượng giống lúa gieo sạ, lượng giống sử dụng không quá 100 kg/ha. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như "1 phải, 5 giảm", công nghệ sinh thái…", ông An nói.

Tại Hậu Giang, ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: “Dự kiến vụ ĐX này toàn tỉnh xuống giống khoảng 76.000 ha giảm 3.000 ha so với năm 2013. Ngành nông nghiệp đã lên lịch xuống giống để né rầy. Trung tâm giống của tỉnh cũng chuẩn bị 100 tấn giống để cung ứng cho nông dân. Hệ thống khuyến nông, BVTV hỗ trợ chuyển giao KHKT..”.

15-32-25_nh-2-nm-ny-lu-nho-giup-thun-loi-xuong-giong-vu-dx-theo-dung-lich-thoi-vu
Năm nay lũ nhỏ nên xuống giống thuận lợi

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì khâu lựa chọn giống thích ứng thổ nhưỡng từng vùng là vấn đề quan trọng. Xu hướng chọn giống lúa OM ngắn ngày (từ 85 - 95 ngày) ở Hậu Giang càng phổ biến, bởi lúa ít sâu bệnh, chịu lụt, chịu hạn tốt.

Ông Lê Văn Lâm ở ấp Trường Bình A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: “Ở đây người ta chuộng cái giống IR50404 vì nó ít sâu bệnh, ngắn ngày; tuy chất lượng gạo thấp nhưng dễ tiêu thụ. Chúng tôi làm 3 vụ IR50404 để rút ngắn thời gian thu hoạch và tránh lũ”.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.