| Hotline: 0983.970.780

Rừng biên giới bị tàn phá: Báo cáo ít hơn so với thực tế?

Thứ Tư 26/08/2020 , 09:19 (GMT+7)

Kiểm tra 10 km rừng chỉ trong một tiếng đồng hồ, số lượng gỗ bị khai thác tại rừng biên giới ít hơn so với thực tế phóng viên ghi nhận tại hiện trường.

Nhưng cây gỗ bị đốn hạ không thương tiếc

Nhưng cây gỗ bị đốn hạ không thương tiếc

Ngày 26/8, sau khi Báo Nông Nghiệp Việt Nam thông tin về việc UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu kiểm tra vụ phá rừng tại vùng biên giới huyện Chư Prông, lực lượng chức năng của địa phương này đã tiến hành kiểm tra.

Theo biên bản, chỉ trong vòng 1 tiếng, đoàn đã thực hiện kiểm tra hết 12km dọc tỉnh lộ 663 và 5 km Quốc lộ 14C. Kết quả phát hiện được 7 cây gỗ bị khai thác. Trong đó, có 1 cây cách Trạm bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Puch 900 mét. Theo đó, đối tượng chặt hạ gỗ rừng là người dân, mục đích chính là lấy phong lan, mở đường và lấy gỗ. Sau đó đoàn kiểm tra kết luận, việc phá rừng diễn ra nhỏ lẻ.

Nhiều lóng gỗ bị khai thác chưa kịp đưa ra khỏi rừng

Nhiều lóng gỗ bị khai thác chưa kịp đưa ra khỏi rừng

Tuy nhiên, sau khi đi thực tế, phóng viên nhận thấy, việc phá rừng diễn ra nhiều hơn so với kết luận của đoàn kiểm tra.

Cụ thể, dọc theo tỉnh lộ 663 và quốc lộ 14 C, rừng bị phá rải ở nhiều nơi. Ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều cây mới bị đốn hạ dấu vết còn rất mới, cùng với những gốc cây bị khai thác từ lâu. Nhưng cây mới bị khai thác có đường kính khoảng từ 30-60cm, xung quanh bìa ván gỗ, mạt cưa xăng vẫn còn nguyên. Một số vị trí, nhiều cây bị cắt thành từng khúc chưa được lâm tặc vận chuyển ra khỏi rừng. Điều đáng nói, vị trí rừng bị phá cách rất gần mặt đường tỉnh lộ 663 và quốc lộ 14C, gần trụ sở của nhiều đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Một cây gỗ mới bị khai thác

Một cây gỗ mới bị khai thác

Còn nhiều cây rừng hai bên đường tại tỉnh lộ 663 cách trung tâm xã Ia Puch khoảng 10km bị cưa hạ. Phần lớn những cây bị cưa hạ dấu vết đã cũ chỉ còn trơ gốc. Có nhiều cây, các đối tượng vẫn còn để nguyên thân lại tại hiện trường. Đa số các cây bị cưa hạ có đường kính từ 25-50cm.

Tại  tuyến quốc lộ 14C, hai bên đường một số cây gỗ vừa mới bị cưa hạ. Các đối tượng cưa thành từng lóng, rồi vận chuyển ra khỏi rừng. Hiện trường vẫn còn một số lóng chưa kịp đưa đi.

Nhưng cây gỗ bị đốn hạ mà lực lượng chức năng chưa phát hiện

Nhưng cây gỗ bị đốn hạ mà lực lượng chức năng chưa phát hiện

Gốc cây có vết cắt còn rất mới

Gốc cây có vết cắt còn rất mới

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm