| Hotline: 0983.970.780

Rừng giáp ranh Bình Định-Gia Lai: Hết “khai tử” gỗ trắc đến tàn sát gỗ hương

Thứ Sáu 24/10/2008 , 08:00 (GMT+7)

Cơn “sốt” gỗ trắc vừa lắng dịu vào cuối năm ngoái thì nay lại "dậy sóng" nạn khai thác gỗ hương trái phép.

Lâm sản khai thác trái phép được thu giữ tại Hạt KL Vĩnh Thạnh

Cơn “sốt” gỗ trắc vừa lắng dịu vào cuối năm ngoái thì nay, những cánh rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định-Gia Lai lại "dậy sóng" bởi nạn khai thác gỗ hương trái phép.

Lâm tặc đổi chiến thuật

Ông Nguyễn Văn Ninh- PCT UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Từ khi giá gỗ trắc trên thị trường “tuột dốc” từ 120 triệu đồng/khối xuống chỉ còn 20 triệu/khối, lâm tặc chuyển hướng sang khai thác gỗ hương. Rừng trên địa bàn Vĩnh Thạnh lại tiếp tục “chảy máú". Khá đông người ở các tỉnh miền Bắc vào cấu kết với dân địa phương làm lán trại “định cư” hẳn trong rừng sâu lén lút hoạt động khai thác trái phép. Lực lượng lâm tặc khác cũng hùng hậu không kém luôn rình rập ở các khu vực giáp ranh giữa Vĩnh Thạnh- Gia Lai chờ cơ hội “tấn công” những cây gỗ hương bên rừng Vĩnh Thạnh. Khu vực nóng bỏng nhất hiện nay là vùng Suối Xem- Định Nhì giáp ranh với huyện KBang và vùng Hang Hũ- Tà Điệt giáp ranh với An Khê (Gia Lai)”.

Ông Đoàn Siêng- GĐ BQL rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh cho hay: “Lâm tặc không hoạt động dài ngày trong rừng tìm gỗ hương như trước nữa nhằm tránh những đợt truy quét mà trước khi “ra tay”, chúng cho người đi tiền trạm nhận định vùng rừng có nhiều gỗ hương rồi tung “tổng lực lượng” 40-50 người cùng với 4-5 chiếc cưa máy tấn công ào ạt trong thời gian ngắn. Đối tượng của chúng là những cây gỗ hương có đường kính 70-80cm trở lên có nhiều lõi, gỗ đẹp đang được thị trường ưa chuộng và có giá đến hơn 40 triệu đồng/khối. Cây vừa được cưa đổ là có lực lượng xẻ thành ván và 1 lực lượng khác “cõng” những tấm ván về ngay nơi “tập kết”. Chúng hoạt động rất “thần tốc”, chỉ trong vòng 1 ngày là đủ “hàng” cho 1 chiếc xe cọc cạch rời rừng”.

Tại trụ sở Hạt KL huyện Vĩnh Thạnh, chúng tôi còn được ông Nguyễn Vinh Quang-Phó Hạt trưởng cho xem những chiếc xe Honda “cải tiến” chuyên dụng cho việc chở gỗ lậu. Đó là nhưng chiếc xe trông rất bình thường, nhưng khi giở yên xe lên, chúng tôi thấy phần khung xe dùng để đặt bình xăng trống hoác như 1 cái hộc. Ông Quang giải thích: “Chúng đựng xăng trong chiếc can nhựa treo ngoài xe chuyền xăng trực tiếp vào máy, nơi bình xăng được tháo ra sẽ đựng được 6 miếng ván hương, mỗi miếng dài 60cm, dày 10cm. Đậy yên xe xuống là chúng yên tâm đi mà không sợ bị phát hiện”.

Kiểu bảo vệ rừng nửa vời

Mặc dù thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra nhưng kiểm lâm vẫn luôn “chậm chân” so với lâm tặc, khi phát hiện thì “chuyện đã rồi”, cây đã đổ và lâm tặc đã “biến mất”. Thậm chí những cánh rừng đã được giao khoán QLBV cho hộ dân cũng không yên. Ông Đoàn Siêng- Giám đốc BQLRPH Vĩnh Thạnh-kể: “Năm 2008, chúng tôi giao 1.000ha rừng nguyên sinh ở khu vực phía Đông sông Kôn cho dân 2 làng Hà Ri và Thanh Quang bảo vệ. Vừa qua đi kiểm tra phát hiện trong rừng còn hơn 30 khối gỗ hương bị khai thác trái phép lâm tặc chưa kịp vận chuyển. Tập trung những hộ dân có rừng giao khóan bị phá lại nhưng mức xử lý đối với họ chỉ có thể là… kiểm điểm”.

Công tác giao khoán bảo vệ rừng còn dở hơn. Ví như cách đây 3 năm, ngành Kiểm lâm tỉnh Bình Định xây dựng mô hình thí điểm giao khoán 300ha rừng cho dân làng Hà Ri (Vĩnh Hiệp) với phương thức hộ nhận khoán được cấp sổ đỏ đất rừng hẳn hoi. Dân Hà Ri hồ hởi nhận khoán với hy vọng sẽ thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng vay vốn đầu tư vào nghề rừng tạo thêm thu nhập như những hộ nông dân dưới miền xuôi. Thế nhưng khi bị ngân hàng từ chối “sổ đỏ rừng”, đầu năm 2008, dân đồng loạt trả lại rừng.

Về ý thức người dân trong công tác QLBVR nghe cũng rất “bi hài”. Ông Giám đốc BQLRPH Vĩnh Thạnh kể thêm: “Khi đến kiểm tra tại nhà 32 hộ dân ở làng O2 thuộc xã Vĩnh Kim, đây là vùng giáp ranh với xã An Toàn (An Lão), chúng tôi phát hiện nhà nào cũng đang “sở hữu” từ 6-7 khối gỗ. Khi được hỏi vì sao lại đi khai thác lâm sản trái phép thì hầu hết họ đều trả lời: “Mình không chặt thì trước sau gì lâm tặc cũng chặt mất thôi. Thà mình chặt bán kiếm tiền tốt hơn”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm