| Hotline: 0983.970.780

Saipora Super 350SC thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa

Thứ Sáu 08/03/2024 , 09:38 (GMT+7)

Khi bệnh khô vằn hại lúa nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau khiến bộ lá bị khô, cũng có thể làm toàn bộ cây bị khô và hạt bị lửng, lép hoàn toàn.

Bệnh khô vằn hại lúa.

Bệnh khô vằn hại lúa.

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm, bệnh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo, nếu ta không phòng trừ kịp thời.

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên thân, lá, bông và hạt lúa. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất là ở phần thân và bẹ lúa sát mặt nước. Nấm cũng có thể tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị ảnh hưởng.

Vết bệnh có hình loang lổ, vằn vện, với màu trắng xám. Bệnh làm hạt lúa bẩn màu và giảm chất lượng...Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho bộ lá bị khô, cũng có thể làm toàn bộ cây bị khô và hạt bị lửng, lép hoàn toàn.

Trong điều kiện thời tiết có mưa, nóng và ẩm độ cao bệnh phát triển mạnh. Bệnh cũng thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân không cân đối, bị thừa đạm...

Để quản lý bệnh khô vằn ta cần áp dụng nhiều biện pháp:

- Sử dụng giống kháng bệnh hoặc ít nhiễm để gieo trồng và xử lý hạt giống. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư vụ trước…

- Gieo trồng với mật độ thích hợp, bón phân cân đối hợp lý, tránh dư đạm.

- Khi thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh phát triển, chủ động phòng ngừa trước như hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali…

- Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh từ giai đoạn lúa con gái đến đòng trổ. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì ngừng sử dụng phân đạm…

Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã bộc phát trên đồng, nhất là trên ruộng gieo sạ dày bằng giống nhiễm và được bón dư đạm, thì chúng ta cần sử dụng thuốc để quản lý kịp thời.

SAIPORA  SUPER 350SC thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

SAIPORA  SUPER 350SC thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Một loại thuốc mới, đặc hiệu để phòng trừ bệnh khô vằn là Saipora Super 350SC. Sản phẩm do Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC) nghiên cứu, phối chế và sản xuất. Sản phẩm đã được đưa vào danh mục các sản phẩm thuốc bệnh được phép sử dụng tại Việt Nam, và đã được công nhận là sản phẩm có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa.

Đặc điểm nổi trội của Saipora Super 350SC

- Thuốc có tác động tiếp xúc và nội hấp mạnh, nên có khả năng phòng trị bệnh lâu dài, bảo vệ được cây trồng với thời gian lâu hơn sau khi sử dụng.  

- Saipora Super 350SC là thuốc được phối hợp 2 hoạt chất, nên có phổ tác dụng rộng, có thể sử dụng phòng trừ được nhiều loại bệnh hại quan trọng, trên nhiều loại cây trồng. Trong danh mục, các hoạt chất của thuốc được đăng ký phòng trừ các bệnh như: Khô vằn, đạo ôn, lem lép hạt lúa, thán thư, thối trái, phấn trắng, ghẻ, sẹo, vàng lá thối rễ, nấm hồng,…

Kỹ thuật sử dụng:

Khi bệnh khô vằn chớm xuất hiện trên đồng, chúng ta cần phun ngay thuốc Saipora Super 350SC với liều lượng 0,6 lit/ha. Pha 30ml/ bình 25 lít nước, phun 2 bình cho 1000 m2. Lượng nước phun 500 lít/ha.

Một số lưu ý khi phun thuốc

- Phun đủ lượng nước với bec phun tơi sương để thuốc xuống được tận gốc lúa.

- Chỉ phun khi ruộng lúa đã ráo sương hoặc ráo nước sau mưa.

- Có thể chủ động phun ngừa khi lúa bước vào giai đoạn từ con gái đến đòng trổ, là giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh, hoặc phun khi bệnh có nguy cơ bộc phát trên đồng.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm