| Hotline: 0983.970.780

Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam dự kiến hoạt động vào năm 2028

Thứ Bảy 28/09/2024 , 18:11 (GMT+7)

Đề án phát triển thị trường carbon do Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với Bộ TN-MT, đã xây dựng đầy đủ các quy định cần thiết để triển khai sớm nhất.

Đề án phát triển thị trường carbon đã xây dựng đầy đủ các quy định cần thiết để triển khai sớm. Ảnh: Tùng Đinh.

Đề án phát triển thị trường carbon đã xây dựng đầy đủ các quy định cần thiết để triển khai sớm. Ảnh: Tùng Đinh.

Mới đây, tại hội thảo “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững” do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với tạp chí Kinh tế Việt Nam và các đối tác tổ chức, bà Đặng Thị Thủy, Trưởng phòng Pháp luật quốc tế về tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, đề án phát triển thị trường carbon do Bộ Tài chính chủ trì cùng sự phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đầy đủ các quy định cần thiết để triển khai sớm nhất.

Thị trường tín chỉ carbon được xây dựng dựa trên Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia và căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, và Nghị quyết 93/NQ-CP phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đã xác định hai loại hàng hóa chính gồm hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.  Các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch, trong khi tín chỉ carbon sẽ được tạo ra từ các dự án trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon sẽ có sự tham gia của hai nhóm chủ thể chính là nhà đầu tư và tổ chức trung gian.

Về mặt vận hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành thị trường carbon trong nước, đồng thời giám sát sàn giao dịch tín chỉ carbon, theo các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và các nghị định liên quan.

Theo lộ trình của Đề án, đến cuối 2024 sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hạ tầng kỹ thuật; Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước và nhận thức của doanh nghiệp. Đến năm 2025-2027, thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, đánh giá kết quả thí điểm; Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hạ tầng kỹ thuật. Từ 2028, sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức hoạt động; Nghiên cứu khả năng kết nối với thị trường carbon khu vực và thị trường carbon thế giới.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.