| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP đánh thức miền Tây Nghệ An

Thứ Năm 30/11/2023 , 09:24 (GMT+7)

Miền Tây Nghệ An đang chờ thời cơ bứt phá, riêng sản phẩm OCOP được kỳ vọng là chiếc đòn bẩy hữu hiệu để sớm đánh thức dải đất đầy tiềm năng này.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ấn tượng với những sản phẩm OCOP được gắn sao của Nghệ An.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ấn tượng với những sản phẩm OCOP được gắn sao của Nghệ An.

Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Nghệ An nhanh chóng vươn mình lên tốp đầu cả nước. Đây là kết quả đáng tự hào của tỉnh và ngành nông nghiệp, đồng thời là chất xúc tác nhằm sớm đánh thức khu vực miền Tây xứ Nghệ vốn tiềm năng nhưng đang trong cơn ngủ vùi.

Thành quả ngọt ngào hôm nay không đến ngẫu nhiên, nó được đúc kết từ lộ trình bài bản, đan xen nhiều chính sách ưu đãi phù hợp để tạo động lực, niềm tin thúc đẩy cho các chủ thể tham gia chương trình.

Khởi đầu khó tránh khỏi gian nan, thách thức, chính những người trong cuộc “thấu” hơn ai hết nhưng bộn bề phải đối mặt. Tuy nhiên với định hướng sâu sát của trung ương, địa phương, sự nhập cuộc của các sở, ngành liên quan, trên hết là nỗ lực vượt khó từ các chủ thể, những nút thắt dần được gỡ bỏ, mọi thứ lúc này đang đi đúng hướng.

Hiệu quả ra sao cứ nhìn vào con số thống kê sẽ rõ, với 457 sản phẩm gắn sao OCOP (1 sản phẩm 5 sao; 41 sản phẩm 4 sao; 415 sản phẩm 3 sao), đưa Nghệ An vinh dự đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm được công nhận.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” sớm hòa vào nhịp đập đã thúc đẩy, phát triển mô hình sản xuất hàng hóa, từng bước hình thành các chuỗi liên kết bền chặt, góp phần nâng cao giá trị nông sản và cải thiện rõ rệt nguồn thu cho nông dân, diện mạo nông thôn mới nhờ đó ngày một tươi tắn, chỉn chu hơn.

Dù vẫn còn những nội dung phải hoàn thiện nhưng cơ bản 21 huyện, thành thị trên địa bàn đều chủ động nắm bắt thời cơ, triển khai đồng bộ chương trình để tạo hiệu ứng sâu rộng, nổi trội hơn cả phải kể đến các huyện Nam Đàn, Thanh Chương hay Hưng Nguyên.

Điểm nhấn tích cực là chuyển biến về nhận thức, tư duy của các chủ thể, từ sản xuất truyền thống đơn thuần nhiều đơn vị đã thay đổi nếp nghĩ, sẵn sàng tâm lý vươn ra biển lớn. Nói không quá, những cái tên tiêu biểu như Đức Phong, dược liệu Pù Mát, ATC, HTX Nông nghiệp Sen Quê Bác, Công ty Hasafood; HTX Bưởi Diễn Thanh Nho, HTX gừng Kỳ Sơn; làng nghề nước mắm Hải Giang 1... đã chung tay góp sức đưa nông sản Nghệ An lên một tầm cao mới.

Ngày 18/11/2023 là một “mốc son” khi Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển chiến lược kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An” tại Hà Nội. Đây là thời cơ mang tính bước ngoặt, hứa hẹn tạo đà cho bước chuyển mình của địa phương này trong thời gian tới.  

Về cơ bản, Nghệ An có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người vượt trội, vấn đề là phải cụ thể hóa, vận dụng hiệu quả tính sáng tạo, bản chất cần cù, miệt mài của người dân, đan xen nhuần nhuyễn với tài nguyên đa dạng, phong phú trải khắp khắp 3 vùng miền (miền núi, đồng bằng và miền biển).

“Muốn đi nhanh phải bước từ từ”, để hướng đến giá trị vững bền không thể đốt cháy giai đoạn, ngược lại phải vun đắp từ những mầm xanh hiện hữu, cụ thể là những sản phẩm OCOP đặc trưng của đất trời xứ Nghệ.

Sản phẩm OCOP đặc trưng được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng của khu vực miền tây Nghệ An.

Sản phẩm OCOP đặc trưng được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng của khu vực miền tây Nghệ An.

Nhân đây xin được nhắc thêm, Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận vào năm 2007, là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới trên cạn lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 1,3 triệu ha, dân số khoảng trên 1 triệu người với 6 dân tộc sinh sống.

Những năm qua, thông qua những chính sách thiết thực của Đảng và Nhà nước (3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo; phát triển kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), đặc biệt là sự lan tỏa từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” chất lượng cuộc sống của đồng bào đã được nâng tầm thấy rõ, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh sau từng năm, cơm ăn áo mặc không còn là nỗi lo canh cánh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm