| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng các giải pháp tiêu thụ hết vải thiều

Thứ Hai 09/06/2014 , 08:10 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan sẽ sẵn sàng các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, nhằm giảm tối đa sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong vụ thu hoạch sắp tới cũng như lâu dài...

Bên cạnh đó liên bộ cũng sẽ gấp rút đàm phán mở cửa cho vải thiều vào các thị trường mới.

Khoảng nửa tháng nữa, vựa vải thiều Bắc Giang sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Nhằm chủ động giải quyết những khó khăn trong việc tiêu thụ như những năm trước đây, cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và UBND tỉnh Bắc Giang đã có cuộc họp bàn tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm giải tỏa sức ép tiêu thụ, giữ giá cho nông dân và đặc biệt là hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc...

Đảm bảo an toàn cho thương nhân nước ngoài

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vụ vải thiều 2014, toàn tỉnh vẫn cơ bản giữ diện tích khoảng trên 33.000 ha, sản lượng ước đạt 140 nghìn tấn quả tươi, cơ bản đạt năng suất và sản lượng so với năm 2013.

Về tình hình tiêu thụ, dự báo tiêu thụ nội địa sẽ chiếm 60% (trong đó ăn tươi chiếm 85% và 15% phục vụ chế biến). Còn lại, lượng vải XK sẽ vẫn chiếm khoảng 40%, trong đó thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường XK chính, chiếm 95% tổng lượng vải XK.

Mặc dù có nhiều luồng dư luận lo ngại tình hình căng thẳng trên biển Đông có thể ảnh hưởng đến việc XK vải sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên theo UBND tỉnh Bắc Giang, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho việc thu mua vải để XK sang thị trường này vẫn diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu giảm so với mọi năm. Song để đảm bảo cho việc tiêu thụ vải thiều XK sang Trung Quốc, UBND tỉnh Bắc Giang hiện cũng đã sẵn sàng các phương án cần thiết.

Ông Bùi Văn Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Vụ vải chính vụ thường có tới trên 1.000 thương nhân hoạt động tại Bắc Giang, trong đó có khoảng trên 250 thương nhân Trung Quốc sang giám sát quá trình thu mua đóng gói để XK về nước. Hiện tại, tỉnh đã và đang tổ chức việc đăng ký tạm trú, tạm vắng một cách thuận lợi nhất cho các thương nhân nước ngoài đến thu mua vải tại địa phương.

“Chúng tôi cam kết sẽ có các phương án đảm bảo an ninh, an toàn nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thương nước ngoài đến thu mua vải tại địa phương” – ông Hạnh khẳng định. Cuối tuần qua, UBND tỉnh Bắc Giang cùng Bộ Công thương cũng đã có một số cuộc họp với các tỉnh cửa khẩu phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh..., nhằm phối hợp với cơ quan hải quan tạo điều kiện thủ tục XK một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất cho việc XK vải thiều qua biên giới.

Mở thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa

Thông tin khá lạc quan từ Cty CP Thực phẩm XK Đồng Giao cho biết, vụ vải thiều năm nay, nhiều khả năng Cty sẽ thu mua ít nhất khoảng 5.000 tấn quả vải tươi từ các vựa vải Thanh Hà (Hải Dương), đặc biệt là các vùng SX vải thiều VietGap tại Lục Ngạn (Bắc Giang), tăng ít nhất 10% sản lượng thu mua so với năm 2013 với giá cao từ 13.000 – 15.000 đ/kg.

“Về SX, đến nay đã có gần 50% diện tích vải thiều Lục Ngạn áp dụng VietGap là rất tốt, nhưng Cục Trồng trọt cần tiếp tục mở rộng hơn nữa, đặc biệt là tiếp tục các đề tài nghiên cứu khắc phục hiện tượng dòi đục cuống nhằm phục vụ nguyên liệu cho chế biến sâu để XK sang các thị trường khó tính. Về tiêu thụ, mục tiêu mở rộng thị trường mới sẽ được Bộ NN-PTNT cùng Bộ Công thương phối hợp triển khai đàm phán trong thời gian tới. Rất hoan nghênh chủ trương của Bắc Giang khi chỉ giữ lại khoảng 16 nghìn ha vải thiều có năng suất chất lượng cao, giảm 2 nghìn ha để chuyển sang cây ăn quả khác có giá trị hơn”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh

Ông Đinh Cao Khuê – GĐ Cty cho biết, trong tháng 5/2014 tới đầu tháng 6 này, đã có tổng cộng trên 10 đối tác lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc... sang khảo sát vùng nguyên liệu vải tại Bắc Giang và sẽ phối hợp với Cty chế biến XK sang các thị trường này. Theo ông Khuê, từ đầu năm 2014 đến nay đã có khoảng trên 3.000 tấn vải chế biến XK sang thị trường Nhật Bản.

“Triển vọng XK vải chế biến sang Nhật và Hàn Quốc đang rất lớn, qua kiểm tra cũng như phân tích dư lượng 370 loại hoạt chất thuốc BVTV tại vùng vải Lục Ngạn, phía Nhật cho biết đều đạt yêu cầu về chất lượng.

Hiện Cty chúng tôi chỉ lo nhà máy không đủ công suất chế biến để đáp ứng nhu cầu” – ông Khuê cho biết. Bên cạnh thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Cục BVTV cho biết hiện cũng đang gấp rút đàm phán với nhiều quốc gia khác như Australia, Mỹ... để mở cửa cho quả vải XK vào các thị trường này.

Tại cuộc họp với Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục XTTM (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bắc Giang sớm xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn, đồng thời nhanh chóng đưa vải thiều vào chương trình XTTM quốc gia trong thời gian tới.

Ông Trần Tuấn Anh cũng khẳng định đã chỉ đạo cho các thương vụ tại các nước chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường đối với sản phẩm vải thiều và báo cáo cho Bộ Công thương để kịp thời xây dựng kế hoạch XK sang các thị trường mới nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc...

Cũng tại cuộc họp, ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến, thương mại NLTS và Nghề muối cho rằng, XK vải ăn tươi vẫn là giải pháp giúp nông dân có lãi nhất, vì vậy cần ủng hộ thương nhân Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt quan tâm tiêu thụ nội địa. Chúng ta có tới 90 triệu dân nhưng gần như chỉ có người miền Bắc được ăn vải.

Qủa vải được đưa vào TP. HCM từ rất lâu nhưng tỉ lệ hư hỏng, thất thoát lại rất lớn do không có ai quan tâm giúp thương nhân bảo quản. Khâu bảo quản ta đang rất yếu, thẳng thắn mà nói thì thương lái của ta cũng nên học cách bảo quản của thương nhân Trung Quốc, tại sao họ chuyển vải về sâu trong nội địa vẫn tươi nguyên?

Hiện tại, Nhật Bản đã có công nghệ bảo quản quả vải tươi bằng công nghệ tế bào, có thể giữ được 1-2 năm vẫn tươi nguyên. Đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN cho phép triển khai ngay dự án công nghệ bảo quản này tại vùng vải Lục Ngạn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm