| Hotline: 0983.970.780

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP lần thứ 18

Thứ Ba 25/10/2022 , 16:04 (GMT+7)

HÀ NỘI Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 2-6/11 tại Hà Nội.

Hội tụ làng nghề, phố nghề độc đáo

Ngày 25/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (XTTM Nông nghiệp) phối hợp cùng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức họp báo về Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.

IMG_5395

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cung cấp thông tin về Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm XTTM Nông nghiệp, Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi 7 hoạt động của sự kiện “Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022” do Bộ NN-PTNT chủ trì tổ chức, diễn ra từ ngày 2 - 6/11 tại Khu Hội chợ triển lãm - Giao dịch kinh tế và thương mại (số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 là sự kiện thường niên của ngành NN-PTNT, được tổ chức nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, thợ giỏi có sản phẩm tiêu biểu; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản của các địa phương với kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn; khôi phục, phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức hàng năm.

Hội chợ được tổ chức với quy mô 150 gian hàng tiêu chuẩn và 1.200m2 sàn trưng bày được thiết kế đặc biệt.

Empty

Hội chợ là dịp quảng bá các làng nghề truyền thống của nước ta. Ảnh: TL.

Tính đến thời điểm hiện tại, ban tổ chức đã nhận được đăng ký tham gia của trên 100 đơn vị, doanh nghiệp với nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước. Các sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ.

Để thuận tiện cho khách tham quan, giao dịch, gian hàng hội chợ được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt, gồm: Gian hàng triển lãm chung, có diện tích 200m2, được bố trí tại khu vực trung tâm hội chợ với thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm trưng bày, tôn vinh các làng nghề truyền thống như: Mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí); gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc chạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, mây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đoạt giải tại các hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức; trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tiêu biểu được đánh giá 4 sao, 5 sao.

Khu gian hàng hội chợ gồm 150 gian hàng tiêu chuẩn và 900m2 sàn trưng bày được phân chia thành 6 phân khu gắn theo phân vùng kinh tế - xã hội, bao gồm: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; ĐBSH; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.

Trong mỗi phân khu sẽ bố trí khu vực gian hàng riêng để các địa phương, tổ chức, đơn vị trực tiếp trưng bày và giới thiệu sản phẩm; xây dựng không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm, văn hoá địa phương, trải nghiệm, thử nếm sản phẩm, đặc sản vùng miền.

IMG_5416

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin về Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022. Ảnh: Trung Quân.

Khu thao diễn nghề và biểu diễn nghệ thuật có quy mô 100m2, được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Ban tổ chức phối hợp với các địa phương, tổ chức, hiệp hội sẽ mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, thêu, dệt lụa, nón lá, gốm, nghề đồng….

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng mời một số nghệ nhân đạt giải tại Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 tham gia thao diễn, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, một số địa phương sẽ tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá nghệ thuật đặc trưng trong suốt thời gian diễn ra hội chợ.

364 sản phẩm tham gia Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin: Để tiếp tục động viên, khuyến khích, tôn vinh, phát huy ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lan toả các giá trị truyền thống đến người dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ngay từ tháng 6/2022, Bộ NN-PTNT đã phát động Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đến các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế, tổ chức, cá nhân, hiệp hội và cơ quan quản lý ở các địa phương.

Đến nay, Ban tổ chức đã tiếp nhận được 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả của cả 3 miền. Trong đó, miền Bắc 247 sản phẩm của 126 tác giả; miền Trung 32 sản phẩm của 15 tác giả; miền Nam là 85 sản phẩm của 49 tác giả.

Phân theo nhóm sản phẩm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh 37 sản phẩm; nhóm dệt, thêu đan, móc 83 sản phẩm; nhóm mây, tre, lá 93 sản phẩm; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ 75 sản phẩm và nhóm khác là 76 sản phẩm (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí; hoa, tranh…).

IMG_5375

Tại họp báo, Ban tổ chức đã trả lời, thông tin về hai sự kiện sắp diễn ra. Ảnh: Trung Quân.

Để nâng cao chất lượng, sự công bằng và uy tín của Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Ban tổ chức đã mời những người có trình độ, uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình khác nhau tham gia Ban giám khảo. Hiện tại, Ban giám khảo đang tổ chức chấm các sản phẩm dự thi và dự kiến sẽ hoàn thành trước khi lễ khai mạc Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022.

Trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, cụ thể: Lễ khai mạc hội chợ và trao giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 diễn ra từ 19 - 21h30 ngày 2/11 tại tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Hội thảo Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Sản phẩm OCOP và làng nghề diễn ra từ 8h30 - 11h30 ngày 3/11, với sự tham gia của gần 100 đại biểu.

Hội nghị tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường diễn ra từ 13h30 - 16h30 ngày 3/11 với nội dung trao đổi về vai trò của bao bì, ý nghĩa và tầm quan trọng của bao bì trong sản xuất, kinh doanh; tư vấn về các thiết kế, mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp với nhu cầu của từng thị trường.

Ngoài ra, tổ chức đưa khoảng 1.000 nông dân, thợ thủ công, sinh viên các trường nông nghiệp thuộc các tỉnh, thành khu vực ĐBSH đến tham quan, học tập tại Hội chợ.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất