| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở bờ biển đe dọa tính mạng nhiều hộ dân

Thứ Năm 15/04/2021 , 09:37 (GMT+7)

Thiên tai năm 2020 đã khiến cho gần 1km bờ biển ở huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) sạt lở nghiêm trọng. Hàng chục công trình, nhà dân bị sóng biển đánh hư hỏng nặng.

Một nhà dân ở thôn Hà Lộc phải di chuyển đi nơi khác vì sạt lở ăn sâu vào sát móng nhà. Ảnh: L.K.

Một nhà dân ở thôn Hà Lộc phải di chuyển đi nơi khác vì sạt lở ăn sâu vào sát móng nhà. Ảnh: L.K.

Nhiều năm qua, cứ bắt đầu vào mùa mưa bão, người dân thôn Hà Lộc (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) lại nơm nớp lo sợ biển xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đến nay, đã có hàng chục mét đất dọc bờ biển tại thôn này “biến mất” vì sạt lở. Đặc biệt, sau cơn bão số 9 vào năm 2020, tình trạng sạt lở diễn ra càng trầm trọng hơn.

Bà Lê Thị Phương (75 tuổi, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) cho biết, chưa thấy năm nào mà bờ biển này lại sạt lở mạnh như năm vừa qua. Một vài nhà dân bị cuốn trôi một phần. Nhiều ngôi nhà khác sóng biển xâm thực vào sát móng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. “Thấy vậy nên một số người đành phải bỏ nhà đi chỗ khác thuê trọ ở rồi”.

Sóng biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành những 'hàm ếch' cao từ 2 - 3m. Ảnh: L.K.

Sóng biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành những "hàm ếch" cao từ 2 - 3m. Ảnh: L.K.

Cũng theo bà Phương, nếu như trong năm nay không có biện pháp khắc phục thì chắc chắn rằng, vào mùa mưa bão tới đây, sẽ có nhiều ngôi nhà, công trình xây dựng của người dân trong thôn bị sóng biển “nuốt” trọn. Dù người dân bị ảnh hưởng đang tìm cách khắc phục nhưng xem ra cũng không mang lại nhiều hiệu quả.

Qua quan sát, khu vực này có 20 hộ dân sinh sống chủ yếu làm nghề khai thác hải sản gần bờ. Trong đó có khoảng 13 ngôi nhà có nguy cơ bị “xóa sổ” khi sóng biển lấn sâu vào chân móng. Một số khu vực nhà dân còn ngổn ngang gạch đá vì bị sóng biển đánh sập. Vài nơi khác bị biển xâm thực sâu, tạo thành "hàm ếch" cao từ 2 – 3m.

Tại những điểm có nguy cơ ảnh hưởng, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để mua để mua tre hoặc đá, tôn xi măng đem về gia cố lại bờ biển. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời.

Người dân phải dùng cọc tre để khắc phục tạm thời. Ảnh: L.K.

Người dân phải dùng cọc tre để khắc phục tạm thời. Ảnh: L.K.

Được biết, bãi biển thôn Hà Lộc còn là chợ cá bãi ngang lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Tình trạng sạt lở bờ biển cũng khiến cho các tuyến đường vận chuyển hải sản bị ảnh hưởng gây khó khăn cho người dân trong hoạt động vận chuyển, mua bán.

“Tất cả các ghe thuyền của ngư dân đều tập trung ở đây. Trong khi đó, đường vận chuyển hải sản rất nhỏ, lại bị nước biển khoét vào sâu, tạo thành độ dốc lớn, xe không ra vào được nên ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân ở đây”, anh Vũ Tường Vị (trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) chia sẻ.  

Ông Nguyễn Xuân Huy, Phó chủ tịch UBND xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) cho biết, năm 2020, đất liền xã Tam Tiến chịu tác động nặng nề của thiên tai và thời tiết. Trong đó đặc biệt là cơn bão số 9. Đối với bờ biển thôn Hà Lộc, sóng biển dâng cao, xâm thực với chiều dài khoảng 1.000m và hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh của trên 20 hộ dân.

“Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân để khắc phục tạm thời, đảm bảo sản xuất mùa vụ trên biển. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên xin kinh phí xây dựng kè chống sạt lở, làm đường ra bãi biển cho thôn Hà Lộc để người dân an tâm sản xuất, dễ dàng vận chuyển hải sản đi tiêu thụ”, ông Huy nói.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...