| Hotline: 0983.970.780

Nơm nớp lo biển “nuốt”

Thứ Tư 25/11/2020 , 10:56 (GMT+7)

Hàng chục km bờ biển ở Quảng Trị bị nước biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng. Người dân chỉ biết xót xa nhìn biển đang “nuốt” dần nhà cửa, đất đai…

Biển xâm thực mạnh vào bờ biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh cuốn trôi nhiều nhà quán xá của người dân. Ảnh: CĐ.

Biển xâm thực mạnh vào bờ biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh cuốn trôi nhiều nhà quán xá của người dân. Ảnh: CĐ.

Chúng tôi trở lại bãi tắm cộng động xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị khi cơn bão số 13 đi qua chưa được bao lâu. Đây là một trong những bãi tắm khá nổi nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị và chỉ đứng sau bãi tắm Cửa Việt cạnh đó không xa.

Phóng tầm mắt về phía bắc, chỉ thấy một dải dài sạt lở đến tận phía nam cầu Cửa Tùng. Cả quãng dài gần 6km bờ biển thuộc xã Gio Hải và 7,5km xã Trung Giang đã bị xâm thực nghiêm trọng.

Ông Trần Viết Nam, Chủ tịch UBND xã Gio Hải, huyện Gio Linh, do ảnh hưởng của những đợt mưa bão vừa qua, tuyến bờ biển qua địa bàn xã bị sạt lở nghiêm trọng. Đoạn bờ biển từ thôn 4 đến thôn Tân Hải, xã Gio Hải bị biển xâm thực vào bờ từ 20 – 30m, với tổng chiều dài 5,8km.

Nhiều công trình đang xây dựng dở dang tại bãi tắm xã Gio Hải bị sóng biển đánh gây hư hỏng. Ảnh: CĐ.

Nhiều công trình đang xây dựng dở dang tại bãi tắm xã Gio Hải bị sóng biển đánh gây hư hỏng. Ảnh: CĐ.

Đặc biệt là sạt lở nặng xảy ra tại bãi tắm cộng đồng xã Gio Hải khiến nhiều nhà hàng, quán ăn đang kinh doanh dịch vụ tại đây bị sập, hư hỏng hoàn toàn. Nhiều hạng mục công trình đang xây dựng dở dang cũng bị sóng biển đánh sập, hư hỏng nặng.  

Theo ghi nhận quan sát của phóng viên, tại bãi tắm xã Gio Hải đã bị biển xâm thực vào bờ khoảng 25 – 30m, làm xói lở và đánh sập một số hạng mục thuộc công trình xây dựng bãi tắm cộng đồng xã Gio Hải do Ban quản lý đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, sóng biển cũng đánh sập và làm hư hỏng hoàn toàn 15 nhà hàng, quán ăn của các hộ đang kinh doanh dịch vụ tại bãi tắm này.

Ông Trần Huy Hà, chủ nhà hàng Hà Vân, một trong những nhà hàng, quán ăn bị ảnh hưởng cho biết, sóng lớn cả ngày hôm qua đã gây sập hoàn toàn và cuốn ra biển nhiều tài sản, vật dụng của nhiều nhà hàng tại bãi tắm.

Việc kinh doanh dịch trong thời gian tới của các hộ kinh doanh ở đây sẽ rất lao đao, nhất là sau khi vừa trải qua mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn.

Biển xâm thực gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Ảnh: CĐ.

Biển xâm thực gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Ảnh: CĐ.

Theo lãnh đạo xã Gio Hải cho biết, đoạn bờ biển này hàng năm cũng bị sạt lở từ 3 - 5m nhưng năm nay là nặng nhất.

Việc nước biển xâm thực sâu vào đất liền hàng chục mét khiến các công trình xây dựng, nhà hàng, quán của người dân bị đánh sập, hư hỏng sẽ làm hoạt động du lịch của địa phương bị ảnh hưởng nặng.

Nói về nguyên nhân tình trạng biển xâm thực ngày càng sâu vào đất liền tại khu vực bãi tắm trong nhiều năm qua, lãnh đạo xã Gio Hải cho biết, có thể nguyên nhân là do việc xây dựng kè chắn sóng Cửa Việt.

Ngoài ra, việc tận thu cát nhiễm mặn tại khu vực cửa sông, cửa biển cũng ít nhiều làm biến đổi dòng chảy dẫn đến gia tăng tình trạng biển xâm thực.

Tuy nhiên, việc đánh giá đúng nguyên nhân của tình trạng này phải do các nhà chuyên môn mới khẳng định được.

"Trước tình trạng trên xã đề nghị UBND tỉnh và các sở ban ngành nghiên cứu xây dựng kè chắn sống lâu dài giúp nhân dân ổn định kinh doanh và bảo đảm đời sống cho bà con vùng biển", ông Nam cho biết.

Trong khi đó, tại huyện Vĩnh Linh, tình trạng sạt lở bờ biển cũng đang diễn ra ngày một nghiêm trọng với nhiều điểm sạt lở ở xã Vĩnh Thái và thị trấn Cửa Tùng.

Theo ông Nguyễn Hữu Trường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh  Linh cho biết, do ảnh hưởng của các đợt mưa bão vừa qua đã gây ra tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng.

Xã Vĩnh Thái có chiều dài bờ biển 14,5km thì đều xảy ra sạt lở, trong đó nghiêm trọng, nhất là đoạn từ thôn Mạch Nước đến Đông Luật với chiều 11km.

Sạt lở bờ biển đã khiến nhiều công trình xây dựng và nhiều nhà dân ở xã Vĩnh Thái bị sập đổ, hư hỏng. Thống kê cho thấy, tuyến kè ven biển xã Vĩnh Thái bị sạt lở với chiều khoảng 2km, sâu khoảng 2 đến 4 m, có điểm 20m.

Các điểm đường lên xuống đi biển bị phá hủy hoàn toàn không thể đưa thuyền ra biển bằng thủ công mà phải cần cẩu để di chuyển tàu thuyền nếu muốn đi biển.

Ngoài ra khoảng 0,7ha rừng phòng hộ ven biển cũng bị sóng biển cuốn trôi. Theo lãnh đạo xã Vĩnh Thái, nhiều năm nay trên địa bàn vẫn xảy ra sạt lở bờ biển nhưng năm nay là nghiêm trọng nhất trong 15 năm trở lại đây.

Theo đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh với diễn biến rất phức tạp, tốc độ xói lở nhanh và hướng sạt lở thường xuyên thay đổi.

Nguyên nhân là do các cơn bão, mưa lớn, lũ lụt xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn và biến đổi khí hậu đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông và cuốn trôi nhiều khu vực dọc bờ biển.

Trước thực trạng trên, tỉnh Quảng Trị cần đến 990 tỷ đồng để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển giai đoạn từ năm 2019 – 2030.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.