| Hotline: 0983.970.780

Siêu mẫu Thanh Hằng bước vào bản giao hưởng tình yêu

Thứ Ba 31/10/2023 , 10:38 (GMT+7)

Siêu mẫu Thanh Hằng vừa lên xe hoa ở tuổi 40. Đám cưới của siêu mẫu Thanh Hằng và nhạc trưởng Trần Nhật Minh được xem như một sự kiện trong giới show biz.

Siêu mẫu Thanh Hằng tuổi 40.

Siêu mẫu Thanh Hằng tuổi 40.

Siêu mẫu Thanh Hằng vừa lên xe hoa ở tuổi 40. Đám cưới của siêu mẫu Thanh Hằng và nhạc trưởng Trần Nhật Minh được xem như một sự kiện trong giới show biz. Bởi lẽ, siêu mẫu Thanh Hằng sau hai thập niên kể từ khi đăng quang “Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam 2002” vẫn giữ vị trí ngôi sao làng chân dài nước ta.

Không chỉ đắt show quảng cáo và đắt show các chương trình tuyển chọn người mẫu trên truyền hình, siêu mẫu Thanh Hằng cũng gặt hái không ít thành công trên lĩnh vực điện ảnh. Nhiều bộ phim có siêu mẫu Thanh Hằng đóng vai chính khá ăn khách như “Nụ hôn thần chết”, “Mỹ nhân kế”, “Mẹ chồng”, “Chị chị em em”...

Nói về hôn nhân muộn màng, siêu mẫu Thanh Hằng tiết lộ: “Vì anh ấy cần một nốt nhạc cuối cùng để hoàn thành bản giao hưởng hạnh phúc mà anh đã biên soạn nhiều năm, và tôi có nốt nhạc đắt giá đó. Tôi đang tận hưởng tình yêu. Anh ất xứng đáng được tôi yêu thương, tin tưởng”.

Quý ông mà siêu mẫu Thanh Hằng hết lời ca tụng là nhạc trưởng Trần Nhật Minh, sinh năm 1981. Trần Nhật Minh tốt nghiệp Thạc sĩ tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moscow chuyên ngành Chỉ huy Hợp xướng năm 2007, sau đó tiếp tục hoàn thành khóa học chỉ huy tại Học viện Chỉ huy Dàn nhạc Quốc gia Italy. Hiện nay Trần Nhật Minh là chỉ huy dàn nhạc và đang công tác tại Nhà hát Giao hưởng, Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO). Không chỉ là gương mặt sáng giá trong "địa hạt" của mình, Trần Nhật Minh còn lấn sang các show nhạc trẻ trong vai trò chỉ huy dàn nhạc thính phòng, gây được ấn tượng mạnh với công chúng.

Siêu mẫu Thanh Hằng sánh duyên cùng nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

Siêu mẫu Thanh Hằng sánh duyên cùng nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh bộc bạch: “Tôi thường làm việc độc lập và không có trợ lý chuyên môn. Tất cả đều do tôi thích một mình và khá cực đoan khi không muốn nhiều người liên quan vào quá trình sáng tạo. Nhớ lại năm 2020, khi làm chương trình nhạc phim, tôi đã xem hàng trăm bộ phim và nghe tất cả những nghệ sỹ lẫn danh sách nhạc trên Spotify trong suốt 3 tháng để có thể chọn ra tuyển tập bài cho chương trình. Sau khi đã có được danh sách bài, tôi còn phải tính đến việc liệu có tổng phổ cho dàn nhạc không, các vấn đề bản quyền và rất nhiều chi tiết khác. Dù lao tâm khổ tứ là thế nhưng lại hào hứng vô cùng”.

Đang được trọng dụng ở Nhà hát Giao hưởng, Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO) nhưng nhạc trưởng Trần Nhật Minh có không ít băn khoăn: “Chữ “O” trong HBSO có nghĩa là opera (nhạc kịch). Lâu nay mình vẫn chưa có được những tác phẩm nhạc kịch mang tâm hồn Việt. Mong ước lớn nhất của Minh là có thể xây dựng được những tác phẩm nhạc kịch Việt ý nghĩa và hấp dẫn cho nhà hát. Nhà hát đúng chuẩn sẽ đến với chúng ta trong tương lai. Hiện nay, Nhà hát TP.HCM đang quá tải bởi những gì đang diễn ra ở đấy. Có người đùa rằng, nếu bỏ tất cả các phụ âm đi, giữ lại nguyên âm, chỉ còn lại nhà hát "à á...". Một nhà hát đúng chuẩn ngành nghệ thuật cổ điển thì chỉ nên phục vụ cho nghệ thuật cổ điển mà thôi.

Nhà hát của chúng ta đẹp, cổ kính, âm thanh tạm chấp nhận được, cái gì cũng có thể diễn ra ở đấy được, may là chưa có đám cưới mà thôi. Tất cả mọi loại hình nghệ thuật đều diễn ra ở đó rồi. Xiếc, cải lương… đủ cả. Tôi nghĩ, chẳng có nhà hát nào mà như thế cả. Chuyện này nói quá nhiều rồi nhưng nghệ sỹ chúng tôi muốn có một nơi để làm việc, biểu diễn, tập luyện tốt nhất”.

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh từng trải qua một cuộc hôn nhân và có một con trai riêng, trước khi đến với siêu mẫu Thanh Hằng. Nếu so về thu nhập và mức độ nổi tiếng, thì nhạc trưởng Trần Nhật Minh thua kém siêu mẫu Thanh Hằng. Tuy nhiên, nhạc trưởng Trần Nhật Minh có lý tưởng theo đuổi dòng nhạc hàn lâm: “Chúng tôi có một slogan thế này: Bây giờ, nghệ sỹ không đơn thuần là nghệ sỹ nữa. Nghệ sỹ đồng thời cũng phải là nhà giáo dục, nếu không, chúng ta sẽ không có khán giả trong tương lai. Ngoài việc biểu diễn, nghệ sỹ cũng phải quan tâm tới chuyện nuôi dưỡng khán giả nữa. Chúng tôi biết tất cả những khó khăn trước mắt, nhưng không thể vì thế mà bỏ cuộc được. Chúng tôi cần phải nuôi dưỡng và tạo ra một tầng lớp khán giả cho riêng mình. Trong nay mai, thêm khán giả nào quý từng đó.

Giáo dục âm nhạc cổ điển ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Tôi không dám dẫn chứng các nước châu Âu, ngay Hàn Quốc - một đất nước gần của ta, có thể thấy, họ quan tâm tới vấn đề này ra sao. Tôi không nhớ con số chính xác nhưng ở Hàn, các bậc phụ huynh bỏ tiền cho con đi học thêm về âm nhạc cổ điển rất cao (từ 300 - 400 USD/ tháng). Trong khi đó, ở Việt Nam mình, thường cho con đi học Anh văn, tiếp đó là giáo dục thể chất. Âm nhạc có lẽ lúc nào cũng là dạng cuối cùng, kiểu con thích thì ba mẹ cho tiền con đi học. Trung bình, mỗi trẻ con Hàn Quốc chơi được một đến hai nhạc cụ. Có em chơi được 3-4 nhạc cụ. Sở dĩ có được cái gốc đó, xuất phát trước hết từ gia đình, xã hội. Tôi nghĩ, phải chăng đã tới lúc, ta nên có những đường hướng cụ thể trong chương trình giáo dục?”.

Đám cưới của siêu mẫu Thanh Hằng và nhạc trưởng Trần Nhật Minh được tổ chức ở một khách sạn 5 sao tại TP.HCM, với khách mời khiêm tốn. Bản giao hưởng tình yêu của họ đã bắt đầu và họ nhận được những lời chúc phúc chân thành từ giới mộ điệu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm