| Hotline: 0983.970.780

Sinh sản nhân tạo thành công cá Ong Bầu

Thứ Tư 25/10/2017 , 13:20 (GMT+7)

Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm Huế vừa xây dựng thành công quy trình nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống cho loài thủy sản có giá trị kinh tế cao này.

ob01150916420
Cá Ong Bầu mẹ

Quy trình sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu được TS Lê Văn Dân, Trưởng khoa Thủy sản cùng các cộng sự nghiên cứu từ năm 2016. Các nghiên cứu về quy trình nuôi, kích thích sinh sản, kỹ thuật ấp trừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên - Huế đã dần được hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm với số lượng lớn.

TS Lê Văn Dân cho biết, trong quá trình nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn vì nguồn giống cá Ong Bầu bố mẹ trong tự nhiên khan hiếm do bị đánh bắt quá mức. Bên cạnh đó môi trường nước bị biến đổi lớn, nhiều vùng đầm, phá bị ngọt hóa làm loài cá này khó lên trứng. Trở ngại lớn nhất chính là tìm nguồn thức ăn phù hợp cho cá con nếu không tỉ lệ chết sẽ là 100%.

Hiện cá Ong Bầu trong môi trường sinh sản nhân tạo có tỉ lệ sống và phát triển bình thường trên 6% số lượng đàn. Loại cá này có giá trị kinh tế rất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương, cá có thể nuôi lồng hoặc trong ao, chúng có thể sống và phát triển trong môi trường nước lợ hoặc nước mặn.

ob02150916612
Cá Ong Bầu sinh sản theo quy trình nhân tạo

Đây là loại cá đặc sản của vùng đầm phá ở Huế, thịt béo, thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Hiện cá thương phẩm có giá lên đến 400 - 500 nghìn đồng/kg. Chính vì thế nhiều người đã chọn cá Ong Bầu để nuôi kinh doanh. Nghiên cứu này thành công sẻ cung ứng được số lượng sản phẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng cho người dân, qua đó hạn chế việc thu vợt giống cá Ong Bầu từ tự nhiên, góp phần bảo tồn giống cá này một cách bền vững.

“Cá Ong Bầu trong 6 tháng nuôi có thể đạt đến 50 - 60gr, đây là đồi tượng tiềm năng nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để giống cá này không chỉ phát triển tốt với điều kiện khí hậu ở Huế mà còn phù hợp với điều kiện nhiều địa phương trên cả nước”, TS Lê Văn Dân nói.

ob3150916190
TS Lê Văn Dân cho biết nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất cá Ong Bầu để phục vụ nhu cầu nuôi số lượng lớn

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.