Theo đó, Sở GD&ĐT đề xuất được tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Các trường Đại học, cao đẳng tự tổ chức tuyển sinh theo nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Với đặc thù của TP.HCM, số lượng người nhập cư mỗi năm đều tăng, bình quân mỗi năm tăng 60.000 học sinh. Thành phố luôn dành ngân sách để xây dựng thêm trường, lớp nhằm đảm bảo đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh, hàng năm xây thêm trên 1.000 phòng học. Bên cạnh đó, thì việc phải tăng biên chế giáo viên để đáp ứng với số phòng học mới là cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng biên chế GV hiện nay đang gặp khó khăn do phải được sự chấp thuận của Bộ Nội vụ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường học, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề nghị Bộ Xây dựng cho phép TP thực hiện thí điểm các dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án một, giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở các khu vực dân cư đông đúc, tập trung và tránh lãng phí kinh phí đầu tư xây dựng mặt bằng chiếm đất xây dựng.
Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất Bộ GD&ĐT cần có sự linh hoạt trong một số quy định như, định hướng mở trong biên chế Giáo dục (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp với đặc điểm của những địa phương khó khăn. Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.