| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm

Thứ Năm 28/04/2022 , 08:25 (GMT+7)

Sóc Trăng vừa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm, khu vực sạt lở bờ sông Hậu thuộc xã An Thạnh Đông và Đại Ân 1 huyện Cù Lao Dung.

 

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa công bố tình trạng sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Trọng Linh.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa công bố tình trạng sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Trọng Linh.

Tình huống sạt lở nguy hiểm

Ngày 27/4, ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết, UBND tỉnh Sóc Trăng đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.

Cụ thể, khu vực sạt lở bờ sông Hậu thuộc địa bàn xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1 huyện Cù Lao Dung.

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, đã chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục khẩn cấp sạt lở để theo dõi, chỉ đạo, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, UBND huyện Cù Lao Dung có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở NN-PTNT, Sở TN-MT triển khai cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở bờ sông để cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông, khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở; vận động nhân dân di dời đến nơi ở khác (đối với các nhà có nguy cơ sập, lún), đối với các nhà liền kề thì khẩn trương di dời vật dụng, không để người già và trẻ em ngủ lại vào ban đêm.

Chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hỗ trợ nhân dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn để hỗ trợ chính sách cho các hộ bị sạt lở, phải di dời nhà ở theo quy định.

Ngoài ra, thường xuyên theo dõi mọi diễn biến, nắm bắt tình hình, kịp thời tổng hợp đầy đủ thông tin, báo cáo UBND tỉnh  để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách.

Ông Trần Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, cho biết, qua báo cáo tình trạng sạt lở khẩn cấp tuyến đê bao Tả, Hữu trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT phối hợp với Trạm Quản lý thủy nông cùng UBND các xã rà soát, khảo sát toàn bộ tuyến đê bao Tả, Hữu trên địa bàn huyện.

Kết quả khảo sát có trên 30 điểm sạt lở nghiêm trọng lấn sát chân đê bao Tả, Hữu trên địa bàn 2 xã là Đại Ân 1 (có 18 điểm sạt lở) và xã An Thạnh Đông (12 điểm sạt lở), với chiều dài sạt lở hơn 1.500 mét (xã An Thạnh Đông là 950 mét; xã Đại Ân 1 là 550 mét).

Trước diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan như hiện nay, nếu không gia cố kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu vực.

Theo thống kê của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, từ năm 2019 đến nay, riêng bờ sông Hậu trung bình mỗi năm sạt lở chiều dài khoảng 500 – 1.000 mét.

Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có khoảng 30 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài trên 1.500 mét thuộc địa bàn xã Đại Ân 1 và An Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có khoảng 30 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài trên 1.500 mét thuộc địa bàn xã Đại Ân 1 và An Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

30 điểm sạt lở nguy hiểm

Nguy cơ vỡ đê tại những điểm sạt lở vào những ngày triều cường là rất cao, đặc biệt tuyến sạt lở sông Hậu trên địa bàn xã An Thạnh Đông là tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Côn Đảo đi qua nên chiều dài sạt lở sẽ tiếp tục tăng, diễn biến phức tạp và nguy cơ vỡ để gây thiệt hại phía bên trong đó là rất cao nếu không được gia cố kịp thời.

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Vương Quốc Nam, đối với việc xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển hiện nay trên địa bàn tỉnh (xảy ra sự cố ở vị trí nào thì xử lý, gia cố ở vị trí đó) chỉ mang tính khắc phục tạm thời, về lâu dài cần được các nhà khoa học nghiên cứu để có giải pháp thích ứng tối ưu.

Đồng thời, nguồn kinh phí để đầu tư đồng bộ hệ thống các đê biển, đê sông là rất lớn và cần có sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí Trung ương để thực hiện.

Cùng đó là tăng cường vận động nhân dân không xây dựng nhà ở gần ngã ba sông, các khúc sông cong và những đoạn kênh, sông dễ bị sạt lở để tránh thiệt hại về người và tài sản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tái định cư, dự án sắp xếp, bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn.

Trong đó, cần quan tâm đến việc sắp xếp, di dời dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.