| Hotline: 0983.970.780

Khai thác cát sông là thủ phạm làm sạt lở đất ĐBSCL mỗi năm gần 500ha

Thứ Năm 03/03/2022 , 21:20 (GMT+7)

ĐBSCL Việc khai thác cát sông số lượng ngày càng tăng dẫn đến hậu quả xói mòn các nhánh sông, xói lở bờ gia tăng khoảng 500ha/năm và làm đồng bằng thay đổi hình dạng.

Ngày 3/3 tại TP. Cần Thơ, WWF - Việt Nam phối hợp với Tổng cục Phòng, chống Thiên tai tổ chức hội thảo khởi động gói tư vấn xây dựng ngân hàng cát và kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông khu vực ĐBSCL.

Bà Trần Thị Hải, Giám đốc Chương trình Phát triển bền vững, WWF-Việt Nam cho biết: Dự án “Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ở ĐBSCL”, gọi tắt là Dự án quản lý Khai thác cát bền vững, được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) - BMU thông qua WWF - Việt Nam.

Dự án được thực hiện trong 5 năm (2019 - 2023) với mục tiêu là xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng cát cho ĐBSCL với sự phối hợp cùng các đối tác quan trọng. Tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về những tác động của việc khai thác cát và sỏi không bền vững, làm gia tăng thiên tai ở ĐBSCL. Tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát, sỏi và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách phòng chống thiên tai và phát triển bền vững ở ĐBSCL.

Hiện nay ở ĐBSCL có khoảng 82 Công ty được cấp phép khai thác 28 triệu tấn cát sông mỗi năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay ở ĐBSCL có khoảng 82 Công ty được cấp phép khai thác 28 triệu tấn cát sông mỗi năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay có khoảng 82 Công ty được cấp phép khai thác 28 triệu tấn cát sông mỗi năm. Tuy nhiên, khối lượng cát được báo cáo và lượng cát khai thác thực tế rất khó để kiểm soát, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra thường xuyên. 

Thống kê từ Bộ Xây dựng, cát được khai thác trong 20 năm qua với số lượng ngày càng tăng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm xói mòn các nhánh sông, tiếp tục xói lở bờ gia tăng khoảng 500ha/năm đã làm đồng bằng thay đổi hình dạng. Hơn 70% cát khai thác được sử dụng để san lấp. Dự đoán tài nguyên cát sỏi tự nhiên của Việt Nam có thể cạn kiệt trong hơn 10 năm tới.

Ông Lê Minh Chương, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, hiện tại toàn khu vực ĐBSCL có đến 621 điểm sạt lở với tổng chiều dài sạt lở khoảng 610 km. Trong đó có 147 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, dài 127 km; nguy hiểm 137 điểm, dài 193 km. Nguyên nhân chính gây nên sạt lở 2 bên bờ sông và kênh là do dòng chảy đồng bằng, địa chất ven biển mềm yếu, hồ chứa thượng lưu, khai thác cát, xây dựng hạ tầng ven sông và ảnh hưởng của giao thông thủy phát triển.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.