| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Sâu cuốn lá gối lứa trên lúa đông xuân muộn

Thứ Hai 09/03/2020 , 20:39 (GMT+7)

Chỉ trong vòng một tuần, từ ngày 26/02 - 4/3, sâu cuốn lá đã làm ảnh hưởng 317 ha lúa, bà con nông dân tỏ ra lo lắng và ngành chức năng đã khuyến cáo.

Hiện nay, thời tiết se lạnh vào đêm và sáng sớm, trưa nắng nóng, gió nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu, nấm bệnh, vi khuẩn phát triển và gây hại cây trồng. Riêng diện tích sâu cuốn lá chủ yếu tập trung tại các huyện Kế Sách (70ha), Mỹ Tú (62ha), Thạnh Trị (72ha) và huyện Châu Thành (111ha).

Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sóc Trăng, khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động thăm đồng, nhằm phát hiện sớm vết bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ.

Sâu cuốn lá gối lứa phát triển

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, trung bình một vụ lúa sâu cuốn lá sẽ xuất hiện 2 đợt trên đồng ruộng. Đợt thứ nhất, sâu cuốn lá xuất hiện từ sau 15 - 25 ngày sau khi sạ. Trong giai đoạn này, sâu cuốn lá thường xuất hiện nhiều, mật độ khác nhau. Riêng đối với vụ lúa ĐX muộn như năm nay thì mật độ sâu cuốn lá có thể đạt tới 100 con/m2.

Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ. Ảnh: Trọng Linh.

Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với số lượng như thế này, sâu phát triển rất mạnh. Khi bà con thăm đồng thấy trên ruộng mình vừa có sâu cuốn lá vừa có bướm đó là biểu hiện xuất hiện của sâu cuốn lá gối lứa. Thời tiết thuận lợi như hiện nay giúp sâu cuốn lá gối lứa hát triển. Khi thấy tình trạng trên bà con cần theo dõi thường xuyên, Bà con có thể phun thuốc lần 2 sau từ 5 - 7 ngày nếu thấy sâu cuốn lá còn xuất hiện trên ruộng.

Trong đợt thứ nhất, tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới. Đối với giai đoạn hai, nếu giai đoạn thứ nhất quản lý sâu bệnh không hiệu quả, theo dòng đời sâu cuốn lá sẽ xuất hiện trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn đòng – trổ).

Đặc biệt, trong giai đoạn này, sâu cuốn lá sẽ ảnh hưởng đến năng suất rất lớn, chỉ khoảng 5 con/m2 thì cũng đã ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất do đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng làm lép hạt sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.

Không nên sạ dày

Khi lúa đang ở hai giai đoạn trên đây, nếu điều kiện thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, phát triển và gây hại mạnh. Đối với loài sâu cuốn lá, khi phát hiện bà con nông dân nên phun xịt sớm. Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Ngoài ra, khuyến cáo bà con nông dân không gieo sạ quá dầy, chỉ nên gieo sạ khoảng 100 -120 kg giống cho một ha là vừa (nếu dùng máy sạ hàng lượng giống chỉ cần khoảng 70 - 80 kg). Thường xuyên làm sạch cỏ, tỉa dặm lúa kịp thời để ruộng lúa sạch cỏ dại, thông thoáng, cây luá khoẻ mạnh. Nếu bị sâu gây hại, cây lúa sẽ tự đền bù nhanh hơn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ, tuy nhiên để hạn chế tính kháng thuốc của sâu, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường. Đặc biệt, đối với những côn trùng có ích trên ruộng lúa, chúng ta nên sử dụng sản phẩm Fanmax 350SC, là sản phẩm thuốc trừ sâu thế hệ mới của Cty TNHH Phú Nông.

Sử dụng thuốc trừ sâu thế hệ mới

Anh Tăng Văn Liêm, 48 tuổi, ngụ ấp Kiết Nhất B, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) cho biết: Năm nay, gia đình xuống giống 3 ha vụ ĐX muộn, khi lúa trỗ được 35 ngày, thì phát hiện có sâu cuốn lá và bướm trên lúa. Sau đó, anh mua thuốc về xịt nhưng không hiệu quả, tôi tiếp tục mua thêm loại thuộc khác về xịt vẫn không hết.

Được mọi người giới thiệu loại thuốc trừ sâu Fanmax 350SC, tôi mua về dùng thử, một chai thuốc Fanmax tôi pha 5 bình nước (20 lít/bình), phun được 2 ngày, thì tôi kiểm tra đồng thấy sâu cuốn lá chết rất nhiều, hiệu quả khoảng 80%, anh Liêm nói.

Tương tự, ông Lê Quốc Phú, 55 tuổi (ngụ cùng ấp với anh Liêm) cho biết: Tôi sạ 3,5 ha lúa, khi lúa trỗ được hơn 15 ngày thì bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá. Sau đó, tôi dùng thuốc trừ sâu Famax 350SC, mỗi bình tôi pha 12ml/bình 20 lít. Sau khi phun được 3 ngày, tôi kiểm tra thấy rất hiệu quả, lúa phát triển xanh tốt trở lại.

Đối với thuốc trừ sâu Fanmax 350SC ngoài tác động lên hệ thần kinh, còn ngăn chặn quá trình lột xác của sâu. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với thuốc trừ sâu Fanmax 350SC ngoài tác động lên hệ thần kinh, còn ngăn chặn quá trình lột xác của sâu. Ảnh: Trọng Linh.

Theo kỹ sư Tống Trung Trực, nhân viên phụ trách kỹ thuật Cty TNHH Phú Nông Chi nhánh Sóc Trăng, cho biết: Fanmax 350SC, với hai hoạt chất Chlorfenapyr 250 gam/lít và Spirodiclofen 100 gam/lít, với 2 hoạt chất thuốc có tác động lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc. Thuốc tác động lên hệ thần kinh, ngăn chặn quá trình lột xác của sâu, làm sâu chết trong vòng 3 ngày.

Phun thuốc Fanmax 350SC (100ml) với liều lượng khuyến cáo từ 8- 10ml/16 lít nước (tương đương khoảng 250ml/ha). Với lượng nước phun 400 - 500 lít/ha, sẽ đảm bảo được lượng nước thích hợp để quán lý được sâu cuốn lá. Khuyến cáo bà con nông dân tiến hành phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện và phun lúc trời mát.

Ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Hiện đã chỉ đạo các Trạm tăng cường công tác điều tra dịch hại ngoài đồng, diễn biến sâu bệnh trên trà lúa đông xuân để có biện pháp quản lý hiệu quả. Đồng thời, theo dõi tình sản xuất vụ ĐX và dịch hại trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo phòng, chống kịp thời.

Khuyến cáo bà con nông dân tiến hành phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện và phun lúc trời mát. Ảnh: Trọng Linh.

Khuyến cáo bà con nông dân tiến hành phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện và phun lúc trời mát. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, trên đồng rầy nâu cũng xuất hiện với mật số rất thấp, phổ biến rầy trưởng thành. Đề nghị các trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thị xã, thành phố và bà con nông dân cần chủ động thăm đồng, kiểm tra kỹ gốc lúa, khi thấy xuất hiện rầy tuổi 2-3 với mật số cao (2-3con/tép) thì tiến hành sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.