| Hotline: 0983.970.780

ST20 - Tạo ra sự khác biệt trong XK gạo

Thứ Sáu 19/07/2013 , 10:40 (GMT+7)

Ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nông dân trồng lúa thơm ST20 bất ngờ thu lợi nhuận vượt trội.

Ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nông dân trồng lúa thơm ST20 bất ngờ thu lợi nhuận vượt trội. Phải chăng đây là một hướng lựa chọn mới cho người trồng lúa ở các tỉnh ven biển vùng Bán đảo Cà Mau?

Giá trị tăng cao

Về “thủ phủ” vùng SX gạo thơm Sóc Trăng, có hơn 10 DN thừa nhận nhu cầu thị trường XK gạo ST20 đang tăng lên. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Cty TNHH Trung An (Thốt Nốt-Cần Thơ) cho biết, từ vụ ĐX (2011-2012), Trung An đã thu mua 600 tấn lúa ST20 ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng). Đến vụ ĐX (2012-2013), Trung An thu mua ST20 tăng lên 1.100 tấn và vụ HT 2013 là 200 tấn. Lúa ST20 chế biến gạo XK bán được giá 900 USD/tấn (giá FOB). Ngay từ khi nhập lô hàng đầu tiên, khách hàng đã tỏ ra rất ưa chuộng, nhưng sản lượng còn ít, chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu. Trung An dự tính vụ ĐX (2013-2014), tăng sản lượng thu mua lên 5.000 tấn và đang đề nghị Bộ NN-PTNT tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng vùng SX giống lúa ST20 để tạo nguồn hàng XK.

Từ vụ ĐX (2012-2013), tại huyện Ngã Năm, Công ty Lương thực Sóc Trăng đã tham gia xây dựng cánh đồng mẫu (CĐML) 160 ha, gieo sạ chỉ một giống lúa ST20 và chuyển sang vụ HT 2013 tiếp tục mở rộng tăng lên 260 ha. Giá DN bao tiêu bình quân 6.300 đ/kg và XK giá bình quân 900 USD/tấn. Với mức giá này đã xác lập kỷ lục mới, cao hơn giá XK các loại gạo thơm khác năm 2012 gần 300 USD/tấn.

Tại thị trường nội địa, chất lượng gạo thơm ST20 được người tiêu dùng ưa chuộng, xếp vào loại gạo thơm đặc sản, bán lẻ tại Sóc Trăng 18.000 đ/kg, tại Cần Thơ 20.000 đ/kg và bán tại Hà Nội 22.000 đ/kg.


Cán bộ nông nghiệp và nông dân Sóc Trăng trên CĐML

Nằm trong bộ giống lúa thơm ST do nhóm cán bộ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng và KS Hồ Quang Cua lai tạo, giống lúa ST20 được kỳ vọng định vị cho dòng sản phẩm mới trên thị trường cao cấp trong và ngoài nước. Sản phẩm gạo ST20 hạt trong, chiều dài gần 8 mm; nấu chín hạt cơm dẻo, xếp ngay ngắn, có vị ngọt và mùi thơm. Những đặc điểm tạo nên sự khác biệt và giá trị tăng cao.

Ông Lâm Định Quốc, Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng xác nhận: Gạo ST tiêu thụ nội địa và XK rất tốt nên tăng thu nhập cho nông dân rất cao so với trồng các giống lúa thông dụng hiện nay; đồng thời tạo nên hiệu quả cho DN. Tuy nhiên, vừa qua do còn giới hạn qui mô SX thử, lượng giống xác nhận cung cấp còn hạn chế nên sản lượng gạo ST20 vẫn còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chúng tôi muốn mở rộng diện tích SX và kinh doanh, nâng cao thu nhập cho ND và tăng hiệu quả cho DN.

Con đường lúa thơm

Ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) khởi phát trồng giống lúa ST20. Từ vụ lúa ĐX vừa qua, với sự tham gia liên kết của 3 DN: Công ty Lương thực Sóc Trăng, Trung An và Hồ Quang, bao tiêu 100% sản phẩm sau thu hoạch. Ngã Năm đã hình thành nên “Con đường lúa thơm” chạy dài khoảng 20 km dọc theo tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc 3 xã từ Vĩnh Biên, Long Tân đến Thị trấn Ngã Năm. Hai bên con đường đồng lúa bạt ngàn như chuyển màu theo mùa, vừa mới xanh mạ non tơ hôm nào thì thoáng qua vài tháng sau đã thấy lúa chín vàng đồng.

Điểm nhấn chính là hiệu quả SX lúa ST20 có sự khác biệt, chênh lệch lớn so với SX các giống lúa thông thường. Nông dân Năm Chệt (Trương Văn Chệt), ấp Tân Thành B, xã Long Tân, huyện Ngã Năm dẫn chúng tôi ra đồng. Vụ HT này ông vẫn làm với giống lúa ST20 hơn 1 ha, đang trổ bông cong oằn. Ông tấm tắc khen: Tuy lúc đầu có lo ngại mưa dông làm đổ ngã, nhưng vụ HT lúa ST20 vẫn tươi tốt không thua vụ ĐX. Lúa ST20 có DN bao tiêu lúa tươi tại ruộng 6.300 đ/kg. Trong khi cánh đồng kề bên nhà tôi vừa thu hoạch lúa OM5451 bán tươi chỉ có 4.150 đ/kg.”

Năm Chệt cười, khoe thắng lợi: "Vụ ĐX vừa qua làm lúa ST20, chi phí 1,7 triệu đ/công (1.000 m2), bán được giá 6.500 đ/kg, tổng thu hơn 6,1 triệu đ/công. Trong nhiều năm qua tôi quen canh tác với các giống lúa OM, nhưng chuyển sang giống lúa ST20 thật bất ngờ, lần đầu tiên tôi trúng mùa như trúng số, lãi ròng hơn 50 triệu đồng/ha. Nhớ lại hồi đầu vụ nông dân trong xóm ít ai chịu làm giống lúa mới, vì ngại rủi ro. Nhưng cuối vụ tận mắt chứng kiến, nhiều người hăm hở hứa hẹn vụ ĐX năm tới, ấp Tân Thành B sẽ có khoảng 290 ha chuyển đổi giống mới".

Ở Sóc Trăng có nhiều vùng trồng lúa thơm nổi tiếng ngon cơm với khoảng 100.000 ha. Những năm gần đây, các giống lúa ST được nông dân lựa chọn canh tác ngày càng nhiều, do đặc tính thích nghi thổ nhưỡng vùng ven biển. Các giống ST3, ST5 từng phát triển mạnh mẽ ở các huyện Trần Đề, vùng lúa-tôm huyện Mỹ Xuyên, huyện Ngã Năm. Thế nhưng, giới kinh doanh lúa gạo lý giải, sau khi gạo của các giống lúa ST3, ST5 bán ra thị trường hút hàng thì “vấn nạn” pha trộn làm mất phẩm chất khiến người tiêu dùng mất lòng tin và chưa có nhiều DN bao tiêu…Riêng với giống lúa ST20, với độ dài hạt gạo và các DN thực hiện bao tiêu tiến tới xây dựng thương hiệu hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng pha trộn đã từng xảy ra.

Hiện nay, nông dân một số tỉnh vùng ven biển Bán đảo Cà Mau đang đưa giống lúa ST20 về trồng thử nghiệm. Theo kế hoạch vụ ĐX sắp tới sẽ mở rộng CĐML có DN liên kết bao tiêu. Trước đó, tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt đề án sản xuất lúa đặc sản đến năm 2015, tập trung ở 34 xã, thị trấn thuộc 4 huyện: Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Trần Đề. Đề án này chủ yếu đầu tư cho phát triển các giống lúa thơm ST và Tài Nguyên mùa. Đây là các giống lúa có nhiều ưu thế tạo ra sự khác biệt vượt trội, gia tăng lợi tức cho nông dân.

KS Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng:

“Từ năm 2011 đến nay, Sóc Trăng hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và tổ chức Jica (Nhật Bản) nghiên cứu giống lúa. Từ sự hợp tác trên, các chuyên gia Nhật chuyển giao nguồn gien quý phục vụ công tác lai tạo giống lúa như: Gen kháng rầy nâu, rầy xanh, bệnh bạc lá, tính chịu mặn và gen cho năng suất cao. Với hướng nghiên cứu này, đến năm 2015, cơ cấu giống lúa sẽ được bổ sung thêm những giống lúa thơm ST có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày để phục vụ cho những vùng SX thường bị mặn về sớm, hoặc gieo trồng muộn sau thu hoạch tôm”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm