| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón cho lúa xuân

Thứ Năm 17/12/2020 , 11:30 (GMT+7)

Sử dụng phân bón chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, cần phải tính toán sao cho vừa tốt cây, hiệu quả kinh tế lại vừa bồi bổ đất, thân thiện với môi trường…

Yêu cầu đất đai và thời vụ trồng lúa ở Việt Nam

Cây lúa không kén đất. Ở nước ta lúa có thể được trồng và cho năng suất trên hầu hết các loại đất: Đất phù sa của các hệ thống sông, đất phèn, đất mặn, đất bạc màu. Tuy vậy năng suất lúa cũng rất khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của đất. Đất mặn yếu tố hạn chế chính là nồng độ Cl- cao, EC lớn cho nên phải sử dụng các giống có khả năng chịu mặn. Đối với đất phèn yếu tố hạn chế chính là thiếu lân và nồng độ Al+3 và Fe+2, canh tác lúa trên loại đất này phải chọn những giống có khả năng chống chịu với các hạn chế trên. Đất bạc màu, yếu tố hạn chế chính là hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp.

Kiểm tra lúa sắp gặt. Ảnh: NNVN.

Kiểm tra lúa sắp gặt. Ảnh: NNVN.

Thời vụ trồng lúa đông xuân ở Việt Nam

Ở nước ta có 2 vùng khí hậu chính: Từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nên trồng lúa xuân để đạt năng suất cao phải chọn lịch gieo trồng thích hợp.

Lịch gieo cấy lúa xuân vùng đồng bằng Bắc bộ: Vụ xuân sớm gieo 20-25/11, cấy 15/1, gặt cuối tháng 5, đầu tháng 6; Vụ xuân chính vụ gieo 10-20/12, cấy 15/2, gặt tháng 6; Vụ xuân muộn gieo 20/1-5/2, cấy 5/3, gặt cuối tháng 6. Hiện nay hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cấy xuân chính vụ và xuân muộn, một số tỉnh/thành như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội tỷ lệ xuân muộn tới 80-90% và diện tích sử dụng giống lúa lai cũng tăng lên.

Phía Nam đèo Hải Vân có khí hậu nhiệt đới điển hình nên có thể gieo trồng lúa ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy vậy đối với vụ đông xuân thì lịch gieo trồng như sau:

Vụ đông xuân sớm gieo 6/11; Vụ đông xuân chính vụ gieo 21/11; Vụ đông xuân muộn gieo 6/12. Tất cả còn phụ thuộc vào độ ngập nông hay sâu, lũ rút sớm hay muộn. Ở miền Nam thường sử dụng những giống ngắn ngày.

Ngày mùa. Ảnh: Tư liệu.

Ngày mùa. Ảnh: Tư liệu.

Hệ số bón phân bón của cây lúa

Tùy theo chân đất, giống lúa, thời vụ gieo cấy, lượng phân bón mà hệ số sử dụng đạm, lân và kali cũng khác nhau. Trong điều kiện lúa nước ở Việt Nam hệ số sử dụng như sau:

Đạm 30 - 45% hoặc 30 - 50%.

Lân 15 - 25% hoặc 20 - 30%.

Kali 40 - 50% hoặc 50%.

(40% chỉ đạt được nếu bón đạm 2 – 4 lần)

Mức khuyến cáo bón phân ở Việt Nam

Ở đồng bằng sông Hồng với mức bón phân chuồng 5 – 6 tấn/ha để đạt năng suất lúa 5,5 tấn/ha thì lượng bón khuyến cáo như sau: Lượng bón (kg/ha) đất phù sa sông Hồng N 100-110 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phù sa sông Gâm N 90-100kg/ha; P2O5 50-60kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phèn N 90-100kg/ha, P2O5 60-70 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất bạc màu N 100-110 kg/ha; P2O5 60-70 kg/ha; K2O 60-70 kg/ha.

Cho vùng đồng bằng sông Cửu Long: Phù sa sông Cửu Long vụ đông xuân N 110-120 kg/ha; P2O5 30-40 kg/ha; K2O 30-40 kg/ha; Đất phèn nhẹ vụ đông xuân N 90-100 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 10-20 kg/ha; Đất xám vụ đông xuân N 100-110 kg/ha; P2O5 40-50 kg/ha; K2O 70-80 kg. Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao cần phải bón thêm 20 kg P2O5 và 30 kg. Đạm bón theo thang màu lá lúa. Lượng bón thực tế có thể dao động ± 10-20% tổng số đạm bón và ngày bón phụ thuộc trạng thái đạm của cây ở từng giai đoạn phát triển).

Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho lúa xuân

Loại phân bón lót tính cho 1 ha (kg/ha) phân chuồng 6000-8000 kg/ha. NPK Lâm Thao 8-7-3-8 bón 320-380 kg/ha; Bón thúc đẻ nhánh NPK Lâm Thao 10-5-10-5 trong khoảng 400-450 kg/ha; Bón đón đòng NPK Lâm Thao 10-5-10-5 trong khoảng 300-350 kg/ha (đối với các giống lúa tiềm năng năng suất cao, giống lúa lai mức bón cao hơn so với giống thuần, vụ xuân cao hơn vụ mùa). Tính cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) thì bón lót phân chuồng 200-300 kg; NPK 8-7-3-8 trong khoảng 12-14 kg; bón thúc đẻ nhánh NPK 10-5-10-5 trong khoảng 15-16 kg, bón đón đòng NPK 10-5-10-5 trong khoảng 11-13 kg. 

Bạn đọc hỏi, chuyên gia trả lời:

1.Tại sao bón phân NPK-S lại tốt hơn bón phân đơn?

Trả lời: Ta biết rằng bón phân có hiệu quả là bón đúng cách, đủ liều lượng, phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây.

Tập quán lâu đời của nông dân nước ta nói chung là hay sử dụng phân đơn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau ma khi bón phân đơn thường không đủ dinh dưỡng và không phù hợp thời kỳ sinh truơngr và phát triển của cây trồng. Mặt khác, khi bón phân đơn do đạm và kali tan nhanh do vậy lượng dinh dưỡng dễ bị thất thoát qua quá trình bốc hơi, rử trôi là rất lớn gây lãng phí phân bón, khi bón phân đơn bà con thường quan tâm nhiều tới phân đạm, ít chú ý đến lân và kali do vậy bón phân không cân đối thừa đạm thiếu lân thiếu kali.

Để hạn chế những nhược điểm của phân bón đơn hiện nay có các loại phân NPK-S ví dụ như của Lâm Thao. Chúng được sản xuất qua công nghệ vê viên tạo hạt, sấy khô có đủ các dinh dưỡng đạm, lân, kali phù hợp với từng loại cây trồng, từng vùng đất, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali NPK-S còn bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung,vi lưỡng như: Canxi, Magie, Lưu huỳnh, kẽm, đồng Bo…Qua thực tế bón phân NPK-S đặc biệt là bón theo quy trình khép kín hiệu quả hơn so với bón phân đơn như: Tăng năng suất cây trồng 15-20%; Chi phí mua phân bón thấp hơn; Cây trồng ít bị sâu bệnh, giảm chi phí thuốc trừ sâu; Nâng cao chất lượng nông sản; Giảm công bón phân; Dễ áp dụng thực hiện

2. Tại sao nên bón phân khép kín?

Trả lời:

Quy trình bón phân khép kín là quy trình bón phân từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch chỉ sử dụng phân bón NPK-S mà không cần bón thêm các loại phân bón khác( ngoài phân chuồng, phân hữu cơ). Đó là: Bón lót dùng NPK-S*M1 5.10.3-8, bón thúc dùng NPK-S*M1 12.5.10-14. Tại sao phải bón phân khép kín? Khi bón phân đơn riêng rẽ, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến hiệu quả bón phân không cao do rửa trôi, bay hơi hoặc ngấm sâu. Khó sử dụng vì phải dùng nhiều loại phân và phải pha trộn. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không cân đối, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển, bón thừa đạm trước thu hoạch có thể dẫn đến dư lượng Ni- tơ-rát trong nông sản, làm giảm chất lượng nông sản, gây ô nhiêm môi trường. Tốn nhiều công vì phải bón nhiều lần

Chính vì vậy hiện nay quy trình bón phân khép kín các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và đã được thực hiện ở các địa phương cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và hiệu quả kinh tế rõ rệt.

3. Phân bón NPK-S ba màu và NPK-S một màu có khác nhau không?

Trả lời: Trước hết phải nói chỉ những đơn vị có công nghệ lạc hậu mới sản xuất phân NPK 3 màu, vì phân bón NPK 3 màu là phân trộn 3 nguyên liệu chứa đạm, lân, kali với nhau để trở thành phân bón NPK. Loại này do khối lượng riêng của các nguyên liệu khác nhau nên trong bao tạo sự không đồng đều về dinh dưỡng, tạo nên sự không đồng đều trong sử dụng làm cho hiệu quả bón phân không cao. Mặt khác, có thể họ làm giả một trong những nguyên liệu trong sản phẩm đó. Vì vậy, NPK-S một màu, một hạt tạo độ đồng đều dinh dưỡng trong một hạt, giúp cây trồng hấp thu tốt, hiệu quả sử dụng phân bón cao.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?