| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 20/02/2019 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 20/02/2019

Sử dụng xe công bừa bãi, 'thuốc trị đã nhờn'?

Ngày 16/2 mới đây, dư luận lại tỏ ra vô cùng bức xúc trước việc rất nhiều xe công của tỉnh Hậu Giang được “huy động” chở cán bộ sang tận Cần Thơ để dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện ủy huyện Vị Thủy...

Vụ xe công của Bộ công thương vào tận chân cầu thang máy bay ở sân bay quốc tế Nội Bài đón phu nhân Bộ trưởng, khiến dư luận xã hội xôn xao, vừa kịp lắng xuống, thì ngày 16/2 mới đây, dư luận lại tỏ ra vô cùng bức xúc trước việc rất nhiều xe công của tỉnh Hậu Giang được “huy động” chở cán bộ sang tận Cần Thơ để dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện ủy huyện Vị Thủy.

Ảnh minh họa

Xe công là tài sản công, do nhà nước bỏ ngân sách ra mua sắm, trang bị cho các cơ quan công quyền để sử dụng vào việc công, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các cơ quan đó. Ngoài việc công ra, theo quy định, không được dùng xe công vào bất kỳ một việc nào khác. Vì việc điều động một chiếc xe công đi làm nhiệm vụ, bao giờ cũng kèm theo hàng loạt chi phí, nào xăng dầu, nào lương lái xe, nào hao mòn xe...Dùng xe công vào việc riêng, cũng phải chi phí chừng ấy khoản, nhưng tất cả do ngân sách chịu, trong khi tư nhân thì được hưởng. Đó chính là một dạng tham ô.

Hiện tại, chúng ta đang có một đội ngũ xe công gần 40.000 chiếc (chưa kể xe dùng cho các lực lượng vũ trang), với tổng kinh phí mua sắm trên 1 tỷ USD. Ngoài ra, hàng năm ngân sách phải bỏ ra trên 13.000 tỷ VND để nuôi đội ngũ xe công đó. Bình quân mỗi chiếc xe công một năm ngốn 320 triệu, bằng lương của 3 phó giáo sư. Việc sử dụng xe công ở ta đang ở tình trạng lãng phí vô cùng. Việc dùng xe công vào việc riêng trở nên rất phổ biến. Cứ mỗi dịp Tết âm lịch hay các dịp lễ lạt quan trọng khác, Thủ tướng Chính phủ lại phải lên tiếng nghiêm cấm việc dùng xe công đi chơi, đi lễ, đi hội...Không những Thủ tướng, mà lãnh đạo nhiều địa phương cũng không ít lần lên tiếng. Ngay tỉnh Hậu Giang, nơi vừa có rất nhiều xe công chở cán bộ sang Cần Thơ chè chén, Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho báo chí biết, trước Tết nguyên đán Kỷ Hợi, UBND tỉnh đã có chỉ thị về việc lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức của tỉnh phải tập trung vào công việc đầu năm, tránh tình trạng dùng thời gian trong giờ làm việc để tham gia lễ hội hay sử dụng xe công sai mục đích.

Ấy thế mà văn bản của tỉnh ký chưa ráo mực. Hàng chục cán bộ đã nghễu nghện trên xe công, rong ruổi đến tận Cần Thơ chè chén rồi. Không những thế, người tổ chức bữa chén này lại là người đứng đầu một huyện. Lãnh đạo còn thế, thì còn nói được ai ?

Xem ra, lệnh nghiêm cấm việc dùng xe công vào việc riêng đã bị “nhờn” rồi, chẳng khác gì một con bệnh đã nhờn thuốc, nên lệnh ban ra chỉ như nước đổ đầu vịt. Vì sao lại thế?

Câu trả lời rất dễ thấy. Đó là: Ra lệnh cấm, nhưng không có chế tài đối với những lệnh này. Xưa nay, không có bất cứ một ai dùng xe công vào việc riêng mà bị xử lý kỷ luật cả. Hãy thử ra một cái lệnh: Cơ quan nào còn dùng xe công vào việc riêng, thì người đứng đầu lập tức bị cách chức, xem có còn ai dám vi phạm nữa không?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm