| Hotline: 0983.970.780

Sự thật về tấm pin năng lượng mặt trời

Thứ Ba 13/04/2021 , 19:19 (GMT+7)

Khi thế giới tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, công suất điện mặt trời có giai đoạn tăng đột biến.

Lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

Lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

Nhưng “sạch” đến đâu vẫn không có lời đáp vì trong chu trình khép kín để có điện, nhiều khâu vẫn độc hại với môi trường.

Nỗi lo hóa chất trong pin năng lượng mặt trời

Theo tạp chí National Geographic, để làm ra tấm pin năng lượng mặt trời cần lượng lớn các hóa chất độc như sodium hydroxide và hydrofluoric acid, chưa kể đến nước và điện - hoặc gây hại cho môi trường, hoặc phát thải khí nhà kính.

Theo một thống kê chưa đầy đủ của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), hiện có khoảng 250.000 tấn khối tấm pin năng lượng mặt trời thải loại trên thế giới. Phương trình dự báo của IRENA cho biết đến năm 2050, số lượng này sẽ tăng lên 78 triệu tấn khối.

Các tấm pin đều có chì, cadimi, ăngtimoan và các loại độc hại khác nữa mà để xử lý thì trước tiên phải tháo gỡ từng phần của tấm pin. “90% tấm pin năng lượng mặt trời là thủy tinh nhưng vì lẫn nhiều tạp chất độc nên không thể thu hồi làm kính nổi”, giáo sư Dustin Mulvaney từ Viện Môi trường San Jose (Mỹ) nói.

Tạp chí Forbes dẫn lời các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Điện năng (EPRI, Mỹ) nói rằng, các tấm pin không thể được “gỡ bỏ trên khác nhà xưởng thông thường vì hóa chất sẽ thẩm thấu vào đất”. Vì thế, xử lý tấm pin hiện là khâu hóc búa nhất liên quan đến điện mặt trời.

Ngay cả khi đang hoạt động, cadimi có trong các khoang tấm pin có thể bị rò rỉ trong trời mưa, theo Cục Kiểm soát chất độc hại California (DTSC). Thông tin này khi được công bố khiến cư dân vùng Hồ Nai ở bang Virginia lo sốt vó. Khu vực này trước hào hứng đón dự án trung tâm dữ liệu của Microsoft, trong đó có khu trại diện tích 2.540ha được huy động đặt trạm năng lượng mặt trời.

“Chúng tôi ước tính có khoảng 1,8 triệu tấm pin chứa 45.000kg cadimi, hóa chất này rò rỉ ra thật quá nguy hại”, Sean Fogarty đại diện cho Cộng đồng Hồ Nai lo lắng.

Không phải chưa có tiền lệ xảy ra sự cố. Năm 2015, một trận bão quét qua trại năng lượng mặt trời Desert Sunlight ở phía nam California làm vỡ 200.000 tấm pin. 70% vật liệu vỡ được chuyển đi tái chế vì khi đó chưa có quy định không tái chế do sản phẩm sẽ lẫn hóa chất độc, còn lượng hóa chất thấm vào đất thì không thể xử lý được. Một vụ tương tự xảy ra ở Puerto Rico vài năm sau, khiến phần lớn tấm pin của trại năng lượng mặt trời lớn nhất nước này đổ vỡ.

Trở ngại chi phí xử lý

IRENA cũng đưa ra một dự báo, vào năm 2050 thế giới phải cần đến 15 tỷ USD để xử lý các tấm pin hết hạn sử dụng. “Hiện tại, do phần lớn mới được sử dụng thương mại nên chi phí và kỹ thuật xử lý chưa phải là mối lo, nhưng về dài hạn đó thực sự là vấn đề hóc búa”, theo IRENA.

Không xử lý để tái chế thì mất thương hiệu “sạch”, còn xử lý lại quá hóc búa về tài chính. Tại thời điểm này, chi phí tái chế vẫn cao hơn chi phí đầu tư mới, vì vậy các hệ thống điện mặt trời đã hết hạn sử dụng thường được tập trung lộ thiên, không riêng gì nước nào.

Mặt trái của điện mặt trời chưa lộ hết dù đã có 2 tham số: Không có đủ đất để chứa rác thải là tấm pin và các thiết bị khác; chưa có đủ lượng tấm pin rác để khâu tái chế sinh lời.

Một số nhà khoa học kiến nghị rằng, nên có giải pháp “tiền thu” trên từng tấm pin năng lượng mặt trời. “Tiền thu” là chi phí gỡ bỏ, xử lý, tái chế được tính thẳng vào giá bán tấm pin, đồng thời lập cơ chế để không trở thành trách nhiệm của người đóng thuế trong tương lai. Các khoản phí này có thể được trích nộp vào một quỹ do chính quyền quản lý và chi trả cho khâu xử lý sau này khi các tấm pin hết hạn sử dụng.

Lợi thế của quỹ này là nó sẽ đảm bảo các tấm pin mặt trời khi ngừng hoạt động, tái chế hoặc phải lưu trữ sẽ được xử lý một cách an toàn, trong thời gian dài, ngay cả trong trường hợp các nhà sản xuất phá sản.

Tái chế tấm pin mặt trời đang là đòi hỏi cấp thiết vì nó giúp giảm tích tụ chất thải rắn, giảm phát thải khí nhà kính.

Theo tạp chí ScienceDirect, mức phát thải khí carbon từ các hệ thống pin mặt trời được phát hiện nằm trong khoảng 14 - 73g CO2-eq/kWh, thấp hơn từ 10 đến 53 bậc so với mức phát thải từ việc đốt dầu (742g CO2-eq/kWh từ dầu).

Nếu sử dụng các vật liệu mới, mức phát thải còn giảm nữa. Việc tái chế các vật liệu pin mặt trời cũng có thể góp phần giảm tới 42% lượng phát thải khí nhà kính.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm