| Hotline: 0983.970.780

Tái hiện nghi thức đúc cốm dẹp của đồng bào Khmer

Thứ Hai 27/11/2023 , 11:23 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Đúc cốm dẹp là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng trăng của đồng bào Khmer, đây cũng là nghề truyền thống này giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.

Lễ hội Oóc Om Bóc, theo tiếng Khmer nghĩa là đúc cốm dẹp hay lễ cúng trăng. Đây là một nghi lễ nông nghiệp của cư dân người Khmer Nam bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được tổ chức hàng năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn mặt trăng, vốn được người Khmer xem như một vị thần bảo vệ mùa màng tươi tốt, cuộc sống mỗi gia đình sung túc trong năm.

Lễ hội Oóc Om Bóc, theo tiếng Khmer nghĩa là đúc cốm dẹp hay lễ cúng trăng. Đây là một nghi lễ nông nghiệp của cư dân người Khmer Nam bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được tổ chức hàng năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn mặt trăng, vốn được người Khmer xem như một vị thần bảo vệ mùa màng tươi tốt, cuộc sống mỗi gia đình sung túc trong năm.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng dự lễ cúng trăng tổ chức tại Chùa Kh’Leang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP Sóc Trăng.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng dự lễ cúng trăng tổ chức tại Chùa Kh’Leang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP Sóc Trăng.

Lễ hội Oóc Om Bóc thường rơi vào ngày cuối mùa hạ, cũng là thời điểm thu hoạch xong mùa màng, trong đó có lúa nếp. Đồng bào dân tộc Khmer dùng lúa nếp giã làm cốm dẹp cùng với các loại hoa trái khác để cúng mặt trăng và thần nước, tỏ lòng biết ơn.

Lễ hội Oóc Om Bóc thường rơi vào ngày cuối mùa hạ, cũng là thời điểm thu hoạch xong mùa màng, trong đó có lúa nếp. Đồng bào dân tộc Khmer dùng lúa nếp giã làm cốm dẹp cùng với các loại hoa trái khác để cúng mặt trăng và thần nước, tỏ lòng biết ơn.

Trước khi giã cốm dẹp, nếp phải được ngâm một đêm, một ngày sau đó để ráo nước và được mang đi rang đến khi nếp nổ đưa vào giã liền, nếu để nguội khi giã sẽ không thành cốm dẹp.

Trước khi giã cốm dẹp, nếp phải được ngâm một đêm, một ngày sau đó để ráo nước và được mang đi rang đến khi nếp nổ đưa vào giã liền, nếu để nguội khi giã sẽ không thành cốm dẹp.

Hiện nay, tại tỉnh Sóc Trăng đã hình thành làng đúc cốm dẹp có truyền thống lâu đời tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành.

Hiện nay, tại tỉnh Sóc Trăng đã hình thành làng đúc cốm dẹp có truyền thống lâu đời tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành.

Nghi thức lễ cúng trăng được thực hiện trang trọng, trên bàn ngoài lễ vật cúng là cốm dẹp còn có các loại rau củ trái cây như: Dừa, chuối, khoai môn, khoai lùn, khoai mì, khoai lang... Con cháu ngồi chắp tay quay về phía mặt trăng để làm lễ.

Nghi thức lễ cúng trăng được thực hiện trang trọng, trên bàn ngoài lễ vật cúng là cốm dẹp còn có các loại rau củ trái cây như: Dừa, chuối, khoai môn, khoai lùn, khoai mì, khoai lang... Con cháu ngồi chắp tay quay về phía mặt trăng để làm lễ.

Thời điểm mặt trăng lên cao, một người cao tuổi là chủ lễ sẽ khấn vái, bày tỏ lòng biết ơn của bà con đối với mặt trăng, dâng cúng lễ vật và chúc phúc cho mọi người sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Thời điểm mặt trăng lên cao, một người cao tuổi là chủ lễ sẽ khấn vái, bày tỏ lòng biết ơn của bà con đối với mặt trăng, dâng cúng lễ vật và chúc phúc cho mọi người sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Sau nghi thức cúng, chủ lễ thực hiện nghi thức đúc cốm dẹp, kết thúc lễ cúng trăng. Chủ lễ sẽ lấy cốm dẹp và các lễ vật phát hoặc đút vào miệng các cháu trẻ, một tay đấm nhẹ vào lưng và hỏi những điều ước nguyện của con cháu.

Sau nghi thức cúng, chủ lễ thực hiện nghi thức đúc cốm dẹp, kết thúc lễ cúng trăng. Chủ lễ sẽ lấy cốm dẹp và các lễ vật phát hoặc đút vào miệng các cháu trẻ, một tay đấm nhẹ vào lưng và hỏi những điều ước nguyện của con cháu.

Kết thúc buổi lễ mọi người sẽ cùng thưởng thức lễ vật cúng, thanh niên nam nữ múa hát vui chơi dưới ánh trăng rằm.

Kết thúc buổi lễ mọi người sẽ cùng thưởng thức lễ vật cúng, thanh niên nam nữ múa hát vui chơi dưới ánh trăng rằm.

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.