| Hotline: 0983.970.780

Bồn nước về đến xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất tỉnh Sóc Trăng

Thứ Sáu 26/05/2023 , 16:17 (GMT+7)

Chương trình 'Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành' tiếp sức cho bà con dân tộc Khmer nghèo tỉnh Sóc Trăng, tăng khả năng trữ nước sạch an toàn trong mùa khô.

Xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất tỉnh Sóc Trăng

Vượt hành trình hơn 60km từ TP Cần Thơ, chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” đến với xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh, chiếm gần 93%, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có gần 93% dân số là hộ đồng bào dân tộc Khmer, điều kiện còn nhiều khó khăn. Ảnh: Kim Anh.

Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có gần 93% dân số là hộ đồng bào dân tộc Khmer, điều kiện còn nhiều khó khăn. Ảnh: Kim Anh.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Bành Đức Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ bộc bạch, trên địa bàn xã có 7 ấp, thế nhưng 4 ấp hiện nay sử dụng nguồn nước không đạt chuẩn. Điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, khiến việc khoan giếng nước ngầm khó khả thi, nước bơm lên bị nhiễm mặn, người dân chủ yếu phải tích trữ nước mưa hoặc nước lấy từ sông lên lắng phèn để sử dụng trong mùa khô.

“Thời gian qua, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều đợt khảo sát để tìm phương án kéo đường ống nước từ địa phương khác về cấp nước sạch an toàn cho người dân trong xã. Thế nhưng do phần đông dân cư phân tán, nguồn nước rất yếu”, ông Quang giãi bày.

Toàn xã Phú Mỹ hiện có trên 600 hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nên điều kiện đầu tư trang thiết bị phục vụ trữ nước sạch sinh hoạt cũng là vấn đề đau đáu của chính quyền xã.

Chương trình 'Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thanh' do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Tân Á Đại Thành thực hiện trao 30 bồn nước cho bà con đồng bào dân tộc Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng sáng 26/5/2023. Ảnh: Kim Anh.

Chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thanh” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Tân Á Đại Thành thực hiện trao 30 bồn nước cho bà con đồng bào dân tộc Khmer ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng sáng 26/5/2023. Ảnh: Kim Anh.

Nhận được thông tin chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” sẽ tiến hành trao bồn trữ nước cho bà con trong xã, tờ mờ sáng bà Lâm Thị Bông ở ấp Đai Úi đã có tại UBND xã Phú Mỹ mang theo đầy đủ giấy tờ, phương tiện để vận chuyển bồn nước về nhà.

30 năm sống trên mảnh đất khô cằn Đai Úi, nhờ các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, gia đình bà Bông có điều kiện đầu tư con giống chăn nuôi bò, mô hình truyền thống của đồng bào Khmer.

Nhớ lại thời điểm hạn mặn lịch sử những năm 2015 - 2016, bà Bông ngậm ngùi chia sẻ, nước sạch không có, sử dụng nước sông lại bị ô nhiễm, những tháng hạn khô khan, gia đình phải tốn chi phí đổi nước sạch sử dụng. Đến mùa mưa lại tranh thủ tích trữ nước để có nước sạch sử dụng mùa sau.

Tuy nhiên khả năng trữ nước của các vật dụng gia đình chỉ đáp ứng từ 50 - 60 lít, phải sử dụng rất tiết kiệm mới duy trì đủ nguồn nước sử dụng trong khoảng 10 ngày.

Không giấu được niềm vui khi nhận được sự hỗ trợ bồn nước HDPE từ Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Bông vui mừng cho biết những tháng hạn tới đây thoải mái trữ nước sạch an toàn để sử dụng.

Bà con nông dân phấn khởi nhận bồn nước từ chương trình 'Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành'. Ảnh: Kim Anh.

Bà con nông dân phấn khởi nhận bồn nước từ chương trình "Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành". Ảnh: Kim Anh.

Sẽ có đường nước đến nhà bà con

Ông Nguyễn Thành Được, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng cũng cho hay, theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, xã Phú Mỹ phải có khoảng 65% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo bộ tiêu chí NTM nâng cao.

Vừa qua, trung tâm đã xây dựng đề án cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, sẽ đầu tư một số công trình đảm bảo nguồn nước sạch cho hộ dân nông thôn ở xã Phú Mỹ.

Đặc biệt, trước dự báo tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp trong năm 2023, việc vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trong xã trữ nước sạch an toàn là rất cần thiết. Chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” đến với tỉnh Sóc Trăng trong dịp này rất phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Được cũng cam kết, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng sẽ có kế hoạch kéo đường nước sạch an toàn tới tận nhà 30 hộ dân được nhận hỗ trợ bồn nước từ Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Báo Nông nghiệp Việt Nam dịp này.

Chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành thực hiện tại 8 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Một số hình ảnh từ Chương trình “Phủ xanh miền Tây cùng Tân Á Đại Thành” tổ chức tại UBND xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng:

 
 
 
 

Tại mỗi địa phương, chương trình thực hiện trao 30 bồn nước nhựa HDPE Plasman Đại Thành 500 lít đứng, được sản xuất trên dây chuyền tự động - Blow moulding đúc nguyên khối, trị giá 2.500.000 đồng/bồn. Đặc biệt các bồn nước có giá trị bảo hành lên đến 20 năm, giúp bà con vùng hạn mặn ĐBSCL có điều kiện tích trữ nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Mới đây, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành công văn triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, ông Lâu yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước, công trình cấp nước sinh hoạt, kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn.

Đặc biệt là chủ động các giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân. Nhất là là vùng ven biển, vùng có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn, vùng thiếu nước sinh hoạt.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.