| Hotline: 0983.970.780

Tại sao điều chỉnh lương tối thiểu?

Thứ Tư 24/08/2011 , 09:56 (GMT+7)

Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền - tiền lương, Bộ LĐ-TB, XH cho biết, đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình mà Bộ trình Chính phủ lần này nhằm vào 3 mục tiêu.

Tăng lương tối thiểu từ 1/10 do biến động giá cả trên thị trường

Chính phủ vừa ban hành quy định từ 1/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1.400.000 đến 2.000.000 đồng/tháng, áp dụng đối với từng vùng. Mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 300.000 - 650.000 đồng/tháng.  

Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là DN).

Nghị định này quy định chung mức lương tối thiểu vùng đối với cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Mức lương tối thiểu sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10 tới đây chia thành 4 vùng I, II, III, IV. Cụ thể như sau:

Vùng

 

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/10/2011 - 31/12/2012

Mức lương tối thiểu vùng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay (theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP)

Mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước hiện nay (theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP)

I

2.000.000 đồng/tháng

1.550.000 đồng/tháng

1.350.000 đồng/tháng

II

1.780.000 đồng/tháng

1.350.000 đồng/tháng

1.200.000 đồng/tháng

III

1.550.000 đồng/tháng

1.170.000 đồng/tháng

1.050.000 đồng/tháng

IV

1.400.000 đồng/tháng

1.100.000 đồng/tháng

830.000 đồng/tháng

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 300.000 - 650.000 đồng/tháng.

Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng nói trên, DN điều chỉnh lại các mức lương trong thang lương, bảng lương do DN xây dựng và ban hành, tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động. Khuyến khích các DN trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cũng theo Nghị định này, mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Cùng đó, Nhà nước khuyến khích DN tổ chức ăn giữa ca cho người lao động. Mức tiền ăn giữa ca do DN, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận, để bảo đảm chất lượng bữa ăn giữa ca cho người lao động.

Nghị định được công bố sau khi Bộ LĐ-TB, XH đệ trình lên Chính phủ Đề án tăng lương trước lộ trình do những biến động tăng mạnh về giá trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động.

Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền - tiền lương, Bộ LĐ-TB, XH cho biết, đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình mà Bộ trình Chính phủ lần này nhằm vào 3 mục tiêu:

Thứ nhất, đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình được Bộ quyết định trình Chính phủ nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn của người lao động trước tình hình giá cả tiêu dùng leo thang và lạm phát hiện nay. Đợt điều chỉnh này sớm hơn thời điểm 1/1 hàng năm. Như vậy, người lao động cần hiểu là sẽ không có điều chỉnh lương tiếp vào 1/1/2012 và cũng để DN yên tâm lên kế hoạch cho sang năm.

Thứ hai, đợt điều chỉnh này còn thực hiện thống nhất giữa khối DN trong nước và nước ngoài, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh, không có phân cách giữa DN nước ngoài và DN trong nước như trước đây.

Điều thứ ba là đợt điều chỉnh lương này chỉ nhằm đưa ra quy định mức sàn lương tối thiểu. Như vậy, ở mỗi doanh nghiệp, người lao động muốn được trả lương cao hơn cần nâng cao năng lực thỏa thuận của công đoàn khi đàm phán với chủ DN. Cùng đó, người lao động cũng phải tăng năng suất, tìm cách tiết kiệm chi phí. 

Trước một số lo ngại của chuyên gia cho rằng, động thái điều chỉnh lương sẽ làm ảnh hưởng tới việc làm, thất nghiệp tăng, cùng đó là tình trạng “té nước theo mưa” càng khiến giá cả tăng mạnh hơn, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB, XH nhìn nhận: Đúng là khi mức lương tối thiểu tăng cao quá sẽ ảnh hưởng đến việc làm. Khi đó, DN bắt buộc phải tính toán lại, nếu quỹ lương không thể chịu đựng được họ sẽ phải xem lại khả năng việc làm của người lao động (NLĐ), cân nhắc kế hoạch có tuyển mới vào. Như thế, cơ hội tìm việc làm mới của NLĐ sẽ thêm khó khăn. “Tuy nhiên, trước tình trạng lạm phát như hiện nay, bắt buộc phải tăng lương tối thiểu sớm, để lương thực tế của NLĐ được hỗ trợ. Ở những nơi chỉ trả theo sàn lương tối thiểu thì thực tế chỉ là bù đắp phần trượt giá hiện nay.

Nhưng cũng có nhiều nơi, chính sách tăng lương tối thiểu sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới họ. Như ở khu công nghiệp Nam Thăng Long, hiện tại mức lương mà các DN phải trả cho NLĐ tối thiểu là 3 triệu mới có người đi làm; nên sau khi có quyết định nâng lương tối thiểu, DN cho biết vẫn chỉ trả thế thôi. Chỉ có điều phần chi trả bảo hiểm xã hội có tăng thêm một chút.

Còn để khắc phục tình trạng “té nước theo mưa” vẫn thường xảy ra mỗi khi có thông tin về tăng lương, cần sự phối hợp từ mỗi địa phương để bình ổn thị trường. Như làm sao để người lao động các khu tập trung được hưởng tiền điện không phải lũy kế. Bán hàng bình ổn giá là những vấn đề mà các địa phương cũng phải tính toán. Chính phủ cũng phải xây dựng cơ chế để thu hút các nhà đầu tư xây nhà cho người lao động ở. Do đó, không đơn thuần chỉ riêng vấn đề tiền lương. Chính phủ cũng đang chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện các biện pháp bình ổn giá, kiểm soát giá” - ông Huân nói.

1 năm điều chỉnh lương 3 lần?!

Trước thông tin Chính phủ quyết định áp dụng điều chỉnh lương tối thiểu ngay từ 1/10, không ít DN đóng trên địa bàn TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An… than thở: "Trong 1 năm có tới 3 lần điều chỉnh lương". Cụ thể, mùng 1/1 và 1/7 là điều chỉnh vùng, sắp tới là điều chỉnh tối thiểu.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Huân thừa nhận, quyết định của Chính phủ sẽ ít nhiều khiến DN căng thẳng, đặc biệt là những DN sử dụng trên 1.000 lao động trong lĩnh vực gia công, sản xuất. Bởi khi có quyết định điều chỉnh lương, DN phải sắp xếp lại các thang, bậc lương. “Nhưng Chính phủ bao giờ cũng phải đứng giữa. Một bên là người lao động, một bên là DN kêu khó. Tuy nhiên, khi đưa ra các phương án về lương, Ban soạn thảo phải tính toán đến những yếu tố tác động đến “sức khỏe” của DN, đặc biệt là DN nội địa.

Về phía DN, cũng phải chia sẻ khó khăn với NLĐ trước áp lực gia tăng. Bộ cũng đã nói rõ, đây là tăng lương sớm 1 quý. Dần dần, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển lên, Chính phủ sẽ quay lại đúng lộ trình điều chỉnh lương” - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB, XH Phạm Minh Huân lý giải. 

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Gần 1 triệu lượt khách tới Khánh Hòa dịp lễ 30/4 - 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Khánh Hòa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 1.300 tỷ đồng.