| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giống tôm nước lợ

Thứ Năm 30/07/2020 , 09:21 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT cho biết trong các tháng cuối năm 2020, sẽ tăng cường thanh kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng và vận chuyển tôm giống, cương quyết xử lý vi phạm

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố ven biển về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát giống tôm nước lợ.

Theo Bộ NN-PTNT, nhằm triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 về kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành Tôm Việt Nam đến năm 2025, thời gian qua, công tác quản lý giống tôm nước lợ tại các địa phương ven biển đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy việc quản lý sản xuất, lưu thông tôm giống vẫn còn tồn tại một số bất cập, như: Có cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ không đủ điều kiện vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Bộ NN-PTNT cho biết từ nay đến cuối năm, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng và vận chuyển tôm giống, cương quyết xử lý. Ảnh: TL

Bộ NN-PTNT cho biết từ nay đến cuối năm, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng và vận chuyển tôm giống, cương quyết xử lý. Ảnh: TL

Bên cạnh đó, có tình trạng sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng cho sinh sản; giống tôm nước lợ chưa kiểm dịch vẫn được vận chuyển, lưu thông trên thị trường; sử dụng nhãn, bao bì giả; các điểm giao dịch tập trung/chợ tôm vẫn phát hiện giống tôm nước lợ không đảm bảo chất lượng và kích cỡ theo với quy định...

Để đảm bảo nguồn tôm giống có chất lượng đưa ra thị trường đáp ứng nhu cầu thả nuôi và bảo vệ quyền lợi cho người dân, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung:

Tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ theo quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn; thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về quản lý giống thủy sản và Quy chế số 02/QCPH-GTS ngày 18/01/2019 về việc phối hợp quản lý giống tôm nước lợ; xử lý nghiêm cơ sở không đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ và văn bản số 302/TCTS-PCTTr ngày 25/2/2020 của Tổng cục Thuỷ sản, theo đó “Buộc tiêu huỷ giống động vật thuỷ sản đối với hành vi vận chuyển giống thuỷ sản không có Giấy chứng nhận kiểm dịch”.

Các địa phương trọng điểm về sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ, như: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,… tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ trên địa bàn; xử lý nghiêm cơ sở không đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, hết thời hạn sử dụng cho sinh sản.

Các địa phương có điểm giao dịch tôm giống nước lợ tập trung/chợ tôm, như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, ngoài việc kiểm tra Giấy Chứng nhận kiểm dịch, phải kiểm soát chất lượng và kích cỡ tôm giống để bảo vệ quyền lợi cho người nuôi.

Chỉ đạo Cơ quan Thủy sản rà soát, thống kê cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản chưa được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Luật Thuỷ sản năm 2017, chia sẻ thông tin với cơ quan Thú y trong quá trình thực hiện đăng ký kiểm dịch tôm giống; gửi thông tin về Tổng cục Thủy sản để phối hợp quản lý và xử lý theo quy định.

Bộ NN-PTNT cho biết trong các tháng cuối năm 2020, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giống thuỷ sản tại các địa phương; thường xuyên phối hợp với đơn vị liên quan, các địa phương để thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng và vận chuyển tôm giống, cương quyết xử lý các vi phạm quy định về quản lý giống thủy sản.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển quan tâm chỉ đạo và đảm bảo nguồn lực để các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Bộ NN-PTNT (qua Tổng cục Thủy sản) để phối hợp giải quyết.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất