| Hotline: 0983.970.780

Tăng nhanh giá trị cây trồng chủ lực

Thứ Năm 10/08/2017 , 09:10 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Trị vừa thông qua Đề án tái cơ cấu ngành NN-PTNT giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến 2025, trong đó xác định cây lúa, tiêu, cà phê, cao su và cây dược liệu có một vị trí đặc biệt trong nội ngành trồng trọt.

13-30-36_nh_dong_1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng

Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.
 

Ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Xin ông cho biết những cây trồng chủ lực được xác định trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Quảng Trị như thế nào?

Mục tiêu của tái cơ cấu ngành NN-PTNT, đặc biệt nội ngành trồng trọt nhằm duy trì tăng trưởng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng đến làm giàu bền vững, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị thông qua. 

Do đặc thù khí hậu và vị trí địa lý, thổ nhưỡng, sau khí phân tích kỹ giá trị kinh tế của các cây trồng truyền thống cũng như cây trồng mới, tỉnh Quảng Trị quyết định, trong nội ngành trồng trọt của tái cơ cấu tập trung theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng. Các cây lúa, tiêu, cà phê, cao su, cây dược liệu, cây rừng trồng vẫn là những cây trồng chủ lực của tỉnh trong những năm đến. Đây là những cây trồng mang tính lợi thế, đặc thù của tỉnh. Nhóm cây trồng này đã và đang được Quảng Trị chú trọng đầu tư và coi đó là những sản phẩm chủ chốt trong lĩnh vực xuất khẩu, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho bà con nông dân, đây được xem như "quả đấm” của ngành nông nghiệp Quảng Trị.

Ông có thể khái quát rõ hơn từng cây trồng và ý nghĩa của nó như thế nào đối với đời sống người dân nông thôn?

Chúng tôi xác định cây lúa là cây trồng chủ lực đầu tiên. Những năm qua năng suất và sản lượng lúa đều tăng, năng suất lúa bình quân đạt 54,5 tạ/ha. Tỉnh chủ trương ổn định diện tích trồng lúa 45 ngàn ha/năm, trong đó dứt khoát diện tích lúa chất lượng cao phải đạt 35 ngàn đến 40 ngàn ha để sản phẩm xuất khẩu.

13-30-36_nh_dong_2
Hồ tiêu, cây trồng có giá trị kinh tế cao

Cây hồ tiêu hiện có diện tích đạt 2.300ha. Đây là cây trồng cho giá trị kinh tế rất lớn so với nhiều loại cây trồng khác. Năng suất hiện tại đạt trên 1 tấn tiêu khô/ha. Vì vậy, hướng đến là đưa năng suất hồ tiêu đạt 1,5 đến 2 tấn/ha. Muốn được kết quả đó cần áp dụng biện pháp canh tác bền vững theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm…

Với cây cà phê diện tích ổn định 5.300 đến 5.500ha, năng suất đạt từ 2 đến 2,5 tấn nhân/ha. Tuy nhiên do phần lớn diện tích này bị già cỗi nên phải tập trung nguồn lực để thực hiện tái canh diện tích cà phê theo hình thức cuốn chiếu. Kế hoạch, bình quân mỗi năm thực hiện tái canh 200 đến 250ha cà phê.

Cao su ổn định diện tích hiện có 22 ngàn đến 23 ngàn ha, tập trung tại huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa. Để tránh thiệt hại do thiên tai gây ra cần tăng cường trồng các vành đai chống gió cho các vườn cao su, không trồng cao su các vùng ven biển (cách bờ biển 10km).

Cây dược liệu có giá trị kinh tế cao và có dư địa phát triển lớn ở các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh. Phấn đấu diện tích cây ăn quả đạt 8 ngàn ha, trong đó chuối đạt 4.400ha, bơ đạt 500ha và tăng diện tích rau củ quả lên 1 ngàn ha. Phát triển vùng nguyên liệu trồng dứa 1.000ha gắn với xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ dứa.

Hiện tại Quảng Trị đã hình thành được các vùng chuyên canh tập trung các loại cây trồng ở trên nên rất thuận lợi cho việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực còn có hạn, tỉnh sẽ nghiên cứu cụ thể từng loại cây, đột phá những khâu quan trọng để đảm bảo hiệu quả nhất trong tái cơ cấu nội ngành trồng trọt.

Với ngành trồng rừng đã thực sự mang lại cuộc sống tích cực cho nông dân. Quảng Trị có hơn 110 ngàn ha rừng trồng. Duy trì độ che phủ rừng ổn định gần 50%, khai thác sản lượng gỗ rừng trồng 500 ngàn m3/năm. Phát triển, mở rộng diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Quảng Trị là tỉnh đi đầu trong cả nước về công tác xây dựng chứng chỉ rừng FSC, với tổng diện tích được cấp gần 21 ngàn ha, chiếm 11% cả nước.

Những cây trồng chủ lực của Quảng Trị đã cho sản phẩm xuất khẩu, trở thành sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc xác định đúng những cây trồng chủ lực này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những năm qua hàng vạn hộ nông dân Quảng Trị thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững, góp phần xây dựng NTM nhờ phát triển tốt các loại cây hồ tiêu, cao su, cà phê…
 

Đột phá khâu chế biến, bảo quản

Tuy nhiên, sản phẩm từ những cây trồng chủ lực của Quảng Trị chủ yếu xuất thô nên chưa nâng cao được giá trị, theo ông giải pháp nào để giải quyết vấn đề này cho hiệu quả?

Trong sản xuất nông nghiệp, công đoạn mang lại nhiều giá trị gia tăng cho chuỗi sản phẩm là công nghiệp bảo quản, chế biến. Hiện tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn về công đoạn này. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng thêm các nhà máy (NM) bảo quản, chế biến nông sản.

13-30-36_nh_dong_3
Quảng Trị phấn đấu đưa diện tích lúa chất lượng cao lên 90% diện tích

Hiện nay, Cty My Anh - Khe Sanh đang đầu tư xây dựng NM thu mua, chế biến và bảo quản sản phẩm chuối và một số loại trái cây khác với công suất 27 ngàn đến 36 ngàn tấn/năm, góp phần tiêu thụ và chủ động đầu ra cho sản phẩm chuối trên địa bàn. Cty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cũng đang khảo sát xây dựng NM chế biến sản phẩm dứa và các loại thực phẩm đồ uống xuất khẩu tại Quảng Trị.

Tỉnh Quảng Trị xác định muốn không ngừng nâng cao giá trị gia tăng bền vững cho sản phẩm cây trồng chủ lực thì điều quan trọng nhất là phải có những đột phá về công đoạn chế biến, bảo quản, chuyển từ lượng sang chất. Để thực hiện được những yêu cầu đó, một trong những giải pháp chính là tỉnh quyết tâm điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu đầu tư phối hợp với định hướng phát triển sản xuất mới, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tuy là khó để thực hiện nhưng không thể không làm được bằng những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Tôi cho rằng phải thay đổi nhận thức và cách tiếp cận trong ứng xử phù hợp với cây trồng chủ lực. Mạnh dạn đưa tiến bộ KHKT hiện đại vào sản xuất. Song song với những vấn đề trên thì phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài cũng là nội dung cần được ưu tiên.

Xin cảm ơn ông!

Phải đột phá chính sách đất đai

Ngoài ra, đất đai trong nông nghiệp cần được sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. Thị trường là mệnh lệnh để người nông dân sản xuất ra sản phẩm phù hợp. Phải đột phá chính sách đất đai để tích tụ ruộng đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, những doanh nghiệp, những HTX sản xuất, chế biến liên kết thị trường tiêu thụ bền vững.

Trong tái cơ cấu nội ngành trồng trọt, cần phải xác định hai đối tượng chính là doanh nghiệp và người nông dân, họ chính là những trụ cột của ngành. Vì vậy cần phải có sự đầu tư và đặc biệt chú trọng vào hai đối tượng này bằng những chính sách tín dụng mở rộng, kịp thời giúp DN và nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư để yên tâm sản xuất.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm